Sau khi nghe tiếng Chúa Kitô vào ngày mùa Thu năm ấy phán với mình: “Phanxicô, con không thấy nhà Ta đang đổ nát sao! Con hãy đi sửa lại nhà của Ta" Phanxicô không bao giờ còn nhắc đến ảnh Thánh Giá ở nhà nguyện San Damiano trong bất kỳ một bản văn nào của mình. Thế nhưng các lời Chúa Kitô phán không bao giờ mất đi trong trái tim Phanxicô, và chàng không bao giờ chùn bước trong việc đáp trả. Từ đó về sau chàng tiến tục thấy Chúa Kitô vinh hiển trong mỗi con người chịu đóng đinh – đặc biệt nơi người nghèo, người bị cướp đoạt quyền lợi và người phong cùi. Và những gì Phanxicô tạo ra khi chấp nhận ơn gọi của mình không phải là một phong trào nhẹ nhàng và trữ tình mà các thi sĩ thời sau mô tả, nhưng đúng ra là một cuộc vận động tinh thần đầy tính gai góc, biến đổi các vết tích của một vị Cứu Thế vinh hiển xa cách thành những dấu chân hữu hình của một Đấng Cứu Độ của thời Phục Hưng sắp đến.
Phanxicô được Thánh Giá San Damiano kêu gọi hoán cải với tất cả nhiệt tình, nhưng quá trình đáp ứng lời kêu gọi này lại được ghi dấu trên một thánh giá hoàn toàn khác. Cây Thánh Giá Phan Sinh Màu Xanh được yêu cầu thực hiện để đặt tại tầng dưới Vương cung thánh đường Assisi (vào khoảng 1250) và có nhiều khả năng đã được treo bên trên bàn thờ mộ Thánh Phanxicô. Hiện nay được trừng bày trong phòng bảo tàng của Vương cung thánh đường, bức ảnh Thánh Giá này là phương thế nghệ thuật mà cộng đoàn sơ khai dùng để trình bày cách đấng sáng lập đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô tại San Damiano. Ảnh Thánh Giá Màu Xanh, cùng với tất các bức bích hoạ tại Vương cung thánh đường, đều nhằm diễn tả cảm nghiệm Phan Sinh về Thiên Chúa (xem ch.6). Mặc dầu thời Trung Cổ đã cách xa biến cố Phục Sinh đến 1200 năm, phong trào Phan Sinh vẫn tái khẳng định rằng Thiên Chúa của các nghịch lý đã được sinh ra, đã chịu chết và đã sống  lại. Tất cả mọi sự trong đạo cũ đã được đảo ngược trong đạo mới; luật không còn là “mắt đền mắt”, nhưng “hãy đưa má kia”. Chúa các đạo binh, Chúa các thần trên trời, đã trở nên Chúa của các người chăn cừu, của những người thu thuế và đĩ điếm. Khi những sự đảo chiều thâm sâu về mặt tinh thần ấy được ý thức trở lại, các quy ước nghệ thuật  cũng được canh tân và thay đổi (mà nghệ thuật vẫn luôn được sử dụng để luôn được dùng để đưa thần học ra khỏi chỗ trừu tượng)”.
Trước khi có phong trào Phan Sinh, phong cách hội hoạ chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Đế quốc (Roma) Đông phương. Những người vẽ tạc tượng thánh thuộc trường phái Byzance tuân thủ một bộ quy tắc nghiêm ngặt về biểu tượng màu sắc. Thánh Giá ở San Damiano là một bức thánh hoạ theo phong cách Syria (Kitô giáo Đông Phương) và có màu chủ đạo là màu đỏ. Mặc dầu Đức Giêsu chịu chết trong nhân tính, Người được thể hiện trong thần tính, như là Chúa Kitô đã được tôn vinh, hoàn toàn làm chủ tình huống. Tương phản rõ rệt, Thánh Giá Màu Xanh trình bày Chúa Kitô hoàn toàn bị các yếu tố bên ngoài khuất phục, bằng cách vẽ Người thật sự bị đóng đinh vào một cây thánh giá màu xanh dương. Máu tuôn ra từ cạnh sườn Người. Tuy nhiên, bức hoạ có hai mặt và hàng chữ Rex Gloriae (“Vua vinh quang”) vẫn được mạnh dạn viết lên ở mặt bên kia.
Thoạt nhìn, người xem

 
 
   
 
  CHI TIẾT THÁNH GIÁ MÀU XANH,
KHUÔN MẶT CHÚA KITÔ ĐAU KHỔ
 
tranh thời Trung Cố có thể cảm thấy hoang mang vì hình như có sự mâu thuẫn giữa bức ảnh và những lời dùng để nói lên ý nghĩa. Tuy nhiên sự đơn giản của cây Thánh Giá Màu Xanh, so với sự phong phú hoạ tiết của cây Thánh Giá tại San Damianô, mang lại câu trả lời cho thắc mắc của người xem. Ảnh Chúa Kitô này nói lên một chân lý đơn giản, trình bày một sự điệp đơn giản: đây mới là vinh quang thật – hiến mạng sống cho nhau.
Với việc nhấn mạnh trước đây đến thần tính, giáo dân cảm thấy xa cách một Đức Kitô đã hoàn thành sứ vụ, đã vượt qua mọi đau khổ và hiện đang từ vinh quang trên trời cao nhìn xuống nỗi thống khổ của họ. Đóng góp đặc sắc của phong trào Phan Sinh, bắt đầu từ bức hoạ này, đó là vẽ Chúa Kitô đang đau khổ. Chúa Kitô thật sự chỉ chết một lần là đủ, nhưng Người tiếp tục cảm nhận nỗi đau của những mũi đinh đóng vào thân thể chúng ta, những cây thập tự chúng ta vác trên vai và những cái chết chúng ta chịu. Chúa Kitô không gặp được ở trên chốn trời cao nhưng ở trong những nơi sâu thẳm vinh phúc của tình yêu tận hiến.
Trong Thánh Giá Màu Xanh, Đức Kitô không trông giống một con người, Đức Kitô là  một con người. Trên Thánh Giá San Damiano, tấm vải che phần dưới là một phẩm phục phụng tự được gấp nếp ngay ngắn, nay đã trở thành một hiệu kỳ, một lá cờ nêu rõ nam tính của Đức Kitô. Phong trào Phan Sinh đã khởi xướng việc nhân hoá thần tính và chủ đề này đã tạo tiền đề cho nghệ thuật thời Phục Hưng nhấn mạnh đến nam tính của Đức Kitô và dùng đó như là cách thức tốt nhất để diễn tả tính thiện mới tìm lại được nơi bản chất con người.
Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Gioan Tông Đồ đứng ở dưới chân Thánh Giá. Hai đấng được vẽ cách đơn giản. Các ngài rõ ràng đang sầu buồn, về những gì các ngài không thể nhìn thẳng được. Thánh Gioan và Đức Maria của Thánh Giá Màu Xanh không giống như Thánh Gioan và Đức Maria của Thánh Giá San Damiano. Ở đây hai vị chưa hoan hỉ vì sự Phục Sinh vì hai vị còn đang cảm nhận nỗi thống khổ Đức Giêsu phải chịu trước khi chết.  Thánh  Gioan và Đức Maria của Thánh Giá Màu Xanh nhìn về phía người xem bức hoạ nhưng tay chỉ về phía Đức Kitô. Hai vị dứng như những chứng nhân kiên cường cho việc Đức Giêsu Kitô đích thực là một con người đã phải chịu cực hình đóng đinh thập giá và đã phải chết. Người không giả chết trên thập giá như một số lạc thuyết thời Trung Cổ chủ trương.
Nền tảng của phong cách Phan Sinh thời Phục Hưng, đó là Thiên Chúa yêu chúng ta đến mức Người cùng chịu đau khổ với chúng ta trong nhân tính của chúng ta – một mầu nhiệm của tình yêu và sẽ luôn mãi là một mầu nhiệm đối với suy luận duy lý.
(Robert Melnick OFMConv và Joseph Wood OFMConv - Franciscan Conventual Friars of the Community)