Lời Nói Đầu
          Trong nhiều thế kỷ, ở vùng Greccio của nước Ý có nhiều tu sĩ luôn co mình trong chiếc áo dòng dầy cộm để chống chọi với cái rét của tháng 12 và hối hả chạy vào nhà nguyện có hình dạng như cái hang đá để đọc kinh chiều. Trong ánh nến lung linh, được điều phối bởi một thầy với giọng ca sẽ cất lên vang vọng như thể đang leo lên ngọn núi cao chót vót. Vì vậy, điệp ca sẽ được hát lên và theo sau là ca đoàn gồm các anh em hát bài Magnificat trong Tin Mừng Thánh Luca về lời ca ngợi khen của Đức Maria đáp lời xin vâng của thiên thần Gabriel:
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,
thần trí tôi vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới;
từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc.
Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả,
Danh Người thật chí thánh chí tôn!
Đời nọ tới đời kia,
Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người.
Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư,
người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Chúa độ trì Ít-ra-en, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta,
vì Người nhớ lại lòng thương xót
dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời.
          Các điệp ca được hát trong thời gian từ ngày 17 đến ngày 23 tháng 12, nhằm nhắc lại các danh hiệu của Chúa Giêsu là Đấng Messia, đã vang vọng từ bờ biển đến đỉnh núi và từ hội đường đến các nhà nguyện kể từ thời Cựu Ước. Trong đó, ẩn chứa niềm khao khát Chúa Kitô đến trong vinh quang, được thổi bùng lên lại thông qua việc nhớ đến biến cố Người đến lần thứ nhất vào Lễ Giáng Sinh.
Ôi Đấng khôn ngoan và Thiên Chúa của Israel
Hãy khơi dậy trong chúng con niềm cậy trông vào ý muốn của Chúa.
Ôi Gốc rễ của Giêsê và là Chìa khóa của David
Hãy đặt chúng con vào niềm hy vọng về những lời hứa chúng con đã thực hiện với tư cách là Dân Chúa.
Ôi Ánh sáng bình minh và là vua của các dân tộc
Hãy nung nóng trái tim chúng con để sống và rao giảng Tin Mừng.
Ôi Đấng Emmanuen, Thiên Chúa ở cùng chúng con
Xin lôi kéo chúng con sống trong sự hiện diện thân mật của Ba Ngôi Thiên Chúa
 
          Với khiếu hài hước sau này được các tu sĩ Dòng Phanxico làm theo, vào thế kỷ thứ sáu một nhóm các tu sĩ đã sắp xếp các điệp ca bằng cách sắp xếp ngược lại từ ngày 23 tháng 12, các chữ cái đầu tiên của Chúa Giêsu trong tiếng Latin (Emmanuel, Rex, Oriens, Clavis, Radix, Adonai, Sapientia) tạo thành một cụm hai từ: EROCRAS. Cụm từ này ám chỉ đến Đêm Giáng Sinh, và dịch nghĩa là "Ta sẽ đến vào ngày mai”. Vì vậy, như Đấng Mêsia kêu mời chúng ta, hy vọng rằng nguồn tài liệu này sẽ giúp chúng ta sẵn sàng cho bất kỳ ngày mai nào sắp đến.
 
Lời Giới Thiệu
 
          Thánh Phanxico Assisi được biết đến là người tái hiện lại hình ảnh máng cỏ giáng sinh ở Greccio cách đây 800 năm. Trong Tông thư Admirabile signum (Dấu Chỉ Tuyệt Vời) năm 2019, Đức Giáo hoàng Phanxicô suy tư về hang đá Greccio vào năm 1223, đồng thời nhắc lại ý nghĩa và tầm quan trọng của hang đá giáng sinh. Qua trực quan của thánh Phanxicô, Đức Giáo hoàng nhắc nhở chúng ta: "Thánh Phanxicô đã dùng nét đơn sơ của một dấu chỉ mà thực hiện việc lớn lao là loan báo Tin Mừng. Lời dạy của ngài đã thấm vào lòng các Ki-tô hữu, và mãi đến thời đại chúng ta, lời dạy ấy vẫn thực sự là một cách thức đơn sơ để trình bày lại vẻ đẹp của đức tin chúng ta đang sống. Đàng khác, chính nơi đã thực hiện máng cỏ đầu tiên vẫn đang biểu thị và khơi lên những tâm tình này. Ghét-trô đã trở thành nơi nương náu cho linh hồn muốn ẩn thân trên núi đá để được bao bọc trong lặng lẽ âm thầm.i
Nguồn tài liệu này được soạn thảo nhằm giúp chúng ta trong hành trình thiêng liêng vào Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh bằng cách kết hợp nguồn khởi hứng từ Greccio và Các Điệp Ca. Lần lượt, các đoạn điệp ca có thể giúp chúng ta trong việc suy tư sâu hơn về những cách thức nhằm sống tốt các giáo huấn xã hội của Giáo hội trong thế giới ngày nay. Nói tóm lại, đó là " lời cầu nguyện bằng hành động" theo phong cách Phanxicô, nhằm củng cố mối tương quan của chúng ta với Chúa và với anh chị em, thông qua những giây phút thinh lặng, chuyển động, câu hát và suy gẫm.
          Qua cái nhìn thiêng liêng, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói với chúng ta: "Thánh Phanxicô đã dùng nét đơn sơ của một dấu chỉ mà thực hiện việc lớn lao là loan báo Tin Mừng. Lời dạy của ngài đã thấm vào lòng các Ki-tô hữu, và mãi đến thời đại chúng ta, lời dạy ấy vẫn thực sự là một cách thức đơn sơ để trình bày lại vẻ đẹp của đức tin chúng ta đang sống. Đàng khác, chính nơi đã thực hiện máng cỏ đầu tiên vẫn đang biểu thị và khơi lên những tâm tình này. Greccio đã trở thành nơi nương náu cho linh hồn muốn ẩn thân trên núi đá để được bao bọc trong lặng lẽ âm thầm”.ii
          Lời cầu nguyện được trình bày trong tài liệu này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mọi bối cảnh: từ căn bếp của một gia đình đơn thân quá bận rộn đến nhà nguyện của một cộng đồng tôn giáo. Việc dựng cảnh Chúa Giáng Sinh có thể được thực hiện, chẳng hạn, vào các ngày “O Antiphon” truyền thống từ 17 đến 23 tháng 12, hoặc cũng có thể được thực hiện vào bảy thời điểm bất kỳ trong Mùa Vọng. Chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta, và hãy nhớ đến lời khuyên của Đức Phanxicô: “Trước máng cỏ, tâm trí dễ dàng về lại thời thơ ấu, thuở chúng tôi háo hức mong đến lúc được bắt đầu dựng hang đá. Những kỷ niệm này đưa chúng tôi đến chỗ mỗi ngày mỗi ý thức hơn về món quà to lớn chúng tôi đã được ban tặng do việc truyền thụ đức tin. Đồng thời, những kỷ niệm ấy cũng khiến chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải và niềm vui được làm cho con cháu mình cũng trải nghiệm y như thế. Quan trọng không phải là làm máng cỏ ra sao. Có thể là năm nào cũng như năm nào, mà cũng có thể thay đổi cho mỗi năm mỗi khác. Điều đáng kể là máng cỏ nói gì với cuộc sống chúng ta. Ở bất cứ đâu và mang bất cứ hình dáng nào, máng cỏ cũng kể chuyện tình yêu của Thiên Chúa, Đấng Thiên Chúa đã trở thành bé thơ để nói với chúng ta rằng Người gần gũi biết bao với tất cả những ai là người, cho dẫu thân phận họ có như thế nào đi chăng nữa.iii
          Mỗi lời nguyện sẽ bắt đầu bằng Điệp ca của ngày đó, theo sau là những lời gợi ý từ Đức Phanxico về ý nghĩa và tầm quan trọng của máng cỏ Giáng Sinh, với nguồn cảm hứng từ Thánh Phanxico Assisi ở Greccio.iv
          Sau đó, mọi người được mời bày trí một số phần cụ thể của máng cỏ Giáng Sinh, việc này có thể nhanh chóng hoặc có thể mất một thời gian tùy thuộc vào kích thước của máng cỏ Giáng Sinh và trí tưởng tượng của mỗi người.Tiếp theo là khuyến nghị về việc thắp nến, bắt đầu từ một ngọn nến vào ngày đầu đến bảy ngọn nến vào ngày cuối cùng. Việc thắp những ngọn nến có thể dẫn bạn đến một khoảnh khắc của lòng biết ơn đối với Chúa và sự đảm bảo tràn đầy hy vọng sau khi đã hoàn thành công việc. Sau đó, bạn có thể lựa chọn hát lại bài ca cho từng ngày trước đó khi thắp lại nến. Bạn hãy để Chúa Thánh Thần truyền cảm hứng cho sự sáng tạo của bạn.
          Cuối cùng, một đoạn trích từ gioá huấn xã hội của Giáo Hội được đề xuất như một phần suy tư, với mục tiêu đem các mầu nhiệm của câu chuyện Giáng Sinh vào thế giới của chúng ta ngày nay và hy vọng sẽ dẫn đến một số cuộc thảo luận. Không có sự kết thúc chính thức được đề xuất. Bạn có thể lựa chọn cầu nguyện tự phát hoặc có thể cùng nhau cầu nguyện bằng bài ca Magnificat (có trong Lời Nói Đầu). Chúa Thánh Thần có thể dẫn bạn đơn giản là chuyển sang uống một tách cà phê, trà hoặc sô-cô-la nóng và trò chuyện sâu hơn về sự hiện diện của Đức Ki-tô trong cuộc đời bạn.

Ôi Nguồn mạch Khôn Ngoan [O Sepientia]

Qua Greccio, Đức Thánh Cha Francis giảng dạy cho chúng ta:
i

          Trước hết, là bầu trời đầy sao bao bọc trong bóng tối và sự tĩnh lặng của màn đêm. Bây giờ hãy nghĩ đến những thời điểm trong cuộc đời của chúng ta khi chúng ta trải qua tăm tối. Tuy nhiên, ngay cả khi đó, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta, mà Người luôn ở đó để trả lời những câu hỏi quan trọng của chúng ta về ý nghĩa của cuộc sống. Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tại sao tôi được sinh ra vào thời điểm này trong lịch sử? Tại sao tôi yêu? Tại sao tôi đau khổ? Tại sao tôi sẽ chết? Chính để trả lời những câu hỏi này mà Chúa trở thành con người. Soi sáng những ai ngồi nơi tăm tối và trong bóng tử thần, dẫn ta bước vào đường nẻo bình an. (x Lc 1:79).v Trong Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa, một vì sao được ban cho chúng ta để bước theo và khi làm như vậy, chúng ta tìm thấy ánh sáng soi rọi để giải đáp những thắc mắc trong bóng tối tâm hồn chúng ta. Các thiên thần và ngôi sao dẫn đường là dấu chỉ cho chúng ta biết rằng chúng ta cũng được kêu gọi để bắt đầu hành trình đến hang đá và thờ phượng Chúa.
 
ĐẶT CÁC THIÊN THẦN VÀ CÁC NGÔI SAO VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH.
 
Thắp một cây nến và hát:
Xin hãy đến, hỡi Đấng Khôn ngoan từ trời cao thẳm
Đấng quyền năng làm chủ muôn loài
Tỏ bày cho chúng con đường lối hiểu biết
Xin chỉ cho con đường lối của Ngài
Hãy vui lên! Hãy vui lên!
Đấng Emmanuel sẽ đến, hỡi nhà Israel.
 
Sống mầu nhiệm Giáng Sinh Ngày Nay:
          Khi sự im lặng và lắng nghe chăm chú không còn nữa, và thay vào đó bằng sự cuồng loạn nhắn tin, do đó cấu trúc cơ bản của giao tiếp khôn ngoan này của con người có nguy cơ bị đe dọa. Một lối sống mới đang nảy sinh, nơi chúng ta chỉ tạo ra những điều chúng ta muốn và loại trừ tất cả những điều chúng ta không thể kiểm soát hoặc biết ngay cách tức thời và hời hợt. Theo logic thì quá trình ngăn chặn sự suy tư thanh thản có thể dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết chung.
[Đức Giáo hoàng Phanxico, Fratelli Tutti, số 49]
Lạy Thiên Chúa của Israel [Lạy Đức Chúa]
 
Tại Grecio, Đức giáo hoàng Phanxicô dạy chúng ta:
          Ngày 25 tháng 12 năm 1223, thánh Phanxicô thành Assisi với các anh em của ngài quy tụ tại Grecio từ nhiều nơi khác nhau cùng với mọi người sinh sống tại những trang trại trong khu vực, mang những đóa hoa và thắp sáng ngọn đuốc trong đêm cực thánh. Khi thánh Phanxicô đến, ngài thấy một cái máng ăn đầy cỏ, một con bò và một con lừa. Tất cả mọi người có mặt đều cảm nghiệm về niềm vui thật mới mẻ, thật khó diễn tả ngay khung cảnh lễ Giáng sinh. Vị linh mục cử hành bí tích Thánh Thể trọng thể trên máng cỏ, nhằm tỏ bày mối liên hệ giữa mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa với bí tích Thánh Thể. Tại Grecio, chẳng có tượng Chúa Hài Đồng. Khung cảnh Giáng sinh được diễn tả và cảm nghiệm bởi sự hiện diện của mọi người. Đây chính là cách thế chúng ta hình thành truyền thống: mọi người cùng nhau quy tụ trong niềm vui nơi hang đá, để tôn vinh Thiên Chúa mà không tạo nên khoảng cách giữa sự kiện ban đầu với những ai cùng nhau chung chia mầu nhiệm của truyền thống này.vi

ĐẶT CỎ KHÔ VÀ CÁC CON VẬT VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH

Thắp hai cây nến và hát:
Xin hãy đến, xin hãy đến hỡi Thiên Chúa uy dũng vĩ đại,
Là Chúa của các chi tộc trên núi Sinai,
Thưở xa xưa đã ban lề luật
Ngự trong đám mây uy linh và đáng kinh sợ
Hãy vui lên! Hãy vui lên!
Đấng Emmanuel sẽ đến, hỡi nhà Israel.
Sống mầu nhiệm Nhập thể hôm nay:
          Thánh Phanxicô giúp chúng ta thấy, một hệ sinh thái trọn vẹn đòi hỏi phải có một sự mở rộng đến các yếu tố vượt trên ngôn ngữ toán học hay sinh học, và hướng chúng ta đến bản chất nhân bản. Tất cả những gì xảy ra khi chúng ta yêu thương một người, mỗi lần như thế, người đó sẽ chiêm ngắm mặt trời, mặt trăng hay là một sinh vật bé nhỏ nhất, phản ứng của ngài là ca hát lên và lôi kéo tất cả tạo vật vào trong bài ca của mình. Ngài bước vào sự hiệp thông trọn vẹn với cả sáng tạo và sẽ giảng thuyết cho cả loài hoa “và mời gọi chúng cùng ca tụng Chúa, nếu như chúng là một loài có lý trí”. Phản ứng của ngài sẽ vươn xa hơn mọi thứ đánh giá dựa theo tri thức hay kinh tế, vì đối với ngài mỗi thụ tạo là một anh em, một chị em, nối kết với ngài bằng liên hệ tình yêu thật êm dịu.
[Đức Giáo hoàng Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 11]
 
Hỡi gốc tổ Giêsê [Hỡi cội rễ Giêsê]
 
Tại Grecio, Đức giáo hoàng Phanxicô dạy chúng ta:
          Đây chính là phong tục được thêm vào nhiều hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong khung cảnh Giáng sinh. Đầu tiên, kể cả những kẻ ăn xin hay những người quãng đại, họ cũng đều được quyền đến gần Hài Nhi Giêsu. Chẳng ai có quyền ngăn cản hay xua đuổi họ khỏi hang đá được dựng tạm bợ mà những người nghèo coi đó như ở nhà mình. Thực vậy, những người nghèo cũng góp phần của mình vào mầu nhiệm này như một đặc ân, mà thường chính họ là những người đầu tiên nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa giữa họ. Sự có mặt của những người nghèo khó và thấp kém trong khung cảnh giáng sinh nhắc nhở chúng ta rằng Ngôi Lời hóa nên nhục thể nhằm mục đích cho những người nào cảm thấy cần tình yêu của Thiên Chúa nhiều nhất, cũng như những ai mong muốn Chúa Giêsu đến gần với họ. Chúa Giêsu, “là Đấng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (x. Mt 11,29), sinh ra trong cảnh nghèo khó và sống một cuộc đời thanh bần, nhằm dạy chúng ta nhận ra những gì là thiết yếu và có những hành động phù hợp. Được sinh ra trong máng cỏ, Thiên Chúa tỏ bày một cuộc cách mạng đích thực, là trao ban niềm hy vọng và phẩm giá cho ai bị tước đoạt quyền và mất vị thế: cuộc cách mạng của tình yêu thương và nhân từ. Từ máng cỏ, Chúa Giêsu công bố cách hiền lành, nhưng đầy uy quyền: nhu cầu sẻ chia với người nghèo là con đường giúp thế giới sống tình huynh đệ và nhân văn hơn, trong đó không một ai bị loại trừ hay bị coi là thứ yếu.vii
 
HÌNH ẢNH NGƯỜI NGHÈO VÀ NGƯỜI DÂN VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH

Thắp ba cây nến và hát:
Xin hãy đến, Ngài là gốc tổ Giêsê,
Là Đấng dẫn đưa dân Ngài;
Kẻ cầm quyền im bặt cúi mình;
Muôn dân đáp lại tiếng gọi đầy xót thương.
Hãy vui lên! Hãy vui lên! Đấng Emmanuel sẽ đến, hỡi nhà Israel.

Sống mầu nhiệm Nhập thể hôm nay:
          Tôi mời gọi mọi người đến với niềm hy vọng mới, vì hy vọng nói với chúng ta về một cái gì đó cắm rễ sâu trong trái tim con người, dù hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của chúng ta thế nào đi nữa. Hy vọng nói với chúng ta về một nỗi khát khao, một cảm hứng, một mong ước đời sống viên mãn, một khát vọng đạt được những điều cao cả, những điều lấp đầy con tim chúng ta và nâng tinh thần chúng ta lên những thực tại cao cả như chân, thiện, mỹ, công lý và tình yêu… Hy vọng là dũng cảm; nó giúp ta vượt quá sự tiện nghi của mình, qua sự an toàn và những phần thưởng vụn vặt làm giới hạn chân trời của chúng ta, và nó có thể mở ra cho chúng ta tới những lý tưởng lớn lao làm cho đời sống đẹp hơn và đáng giá hơn”. Vì thế, chúng ta hãy tiếp tục bước tới trên những nẻo đường hy vọng.
[ĐGH Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 55]
Chìa khóa nhà Đavít
 
Tại Grecio, Đức giáo hoàng Phanxicô dạy chúng ta:
          Thường khi chúng ta đến chiêm ngưỡng hang đá với hình ảnh Mẹ Maria và thánh Giuse đang trên hành trình đến Bêlem để kiểm kê dân số, vì các ngài thuộc dòng dõi vua Đavít. Mẹ Maria đã chiêm ngắm Hài Nhi và giới thiệu cho những người đến viếng thăm. Hình ảnh Mẹ Maria khiến chúng ta suy gẫm mầu nhiệm vĩ đại bao bọc lấy nàng thiếu nữ, khi Thiên Chúa đến gõ cửa tâm hồn Mẹ. Mẹ Maria đáp lời sứ thần truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (x. Lc 1,38), tỏ bày cho chúng ta cách thế từ bỏ chính mình để đón nhận thánh ý Thiên Chúa trong niềm tin.
          Bên cạnh Mẹ Maria là hình ảnh thánh Giuse đứng kề bên để bảo vệ gia đình của ngài không biết mệt mỏi, bao gồm Mẹ Maria và Hài Nhi mới sinh. Khi Thiên Chúa cảnh báo thánh Giuse về lời đe dọa của vua Hêrôđê, ngài không ngần ngại lên đường, chạy trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-15). Chỉ khi nguy hiểm đã qua, ngài mới đưa gia đình trở lại làng Nadarét. Chính nơi đây, ngài trở thành vị thầy đầu tiên của trẻ Giêsu, và sau này là chàng thanh niên Giêsu.viii
 
HÌNH ẢNH ĐỨC MARIA VÀ THÁNH GIUSE VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH

Thắp sáng bốn ngọn nến và hát:
Xin hãy đến, lạy Đấng là chìa khóa nhà Đavít, hãy đến,
xin hãy rộng mở thiên quốc;
giữ gìn chúng con bình an trên đường hướng về trời cao,
và chấm dứt sự đau khổ,
Hãy vui lên! Hãy vui lên! Đấng Emmanuel sẽ đến, hỡi nhà Israel.
 
Sống mầu nhiệm Nhập thể hôm nay:
          Hôm nay, tôi muốn trình bày với anh chị em Thánh Giuse như một người di dân bị bách hại và can đảm. Thánh sử Mátthêu mô tả về ngài như thế. Biến cố đặc thù trong cuộc đời của Chúa Giêsu cũng liên quan đến Thánh Giuse và Mẹ Maria, theo truyền thống, được gọi là “cuộc chạy trốn sang Ai Cập” (x. Mt 2:13-23). Gia đình Nadarét đã phải chịu nỗi nhục nhã ấy và trực tiếp trải qua sự bấp bênh, sợ hãi và đau đớn khi phải rời bỏ quê hương. Ngày nay, rất nhiều anh chị em của chúng ta vẫn đang bị buộc phải trải qua cùng những bất công và đau khổ như vậy. Nguyên nhân thì hầu như luôn luôn là sự cao ngạo và bạo lực của kẻ quyền thế. Đây cũng là trường hợp của Chúa Giêsu… Chúng ta hãy nghĩ đến Chúa Giêsu trong vòng tay của Thánh Giuse và Mẹ Maria, đang chạy trốn, và chúng ta hãy nhìn thấy nơi Người mỗi người trong số những người đang di cư ngày hôm nay. Di cư ngày nay là một thực tại mà chúng ta không thể nhắm mắt.
[Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo lý về thánh Giuse, số 5]
Ôi, hừng đông ló dạng
 
Tại Grecio, Đức giáo hoàng Phanxicô dạy chúng ta:
          Đại lễ Giáng Sinh được cử hành khi hừng đông ló dạng, chúng ta nghe lời ca chúc tụng: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết” (x. Lc 2,15). Vì thế, các mục đồng kể lại cho người khác sau khi nghe lời công bố của các sứ thần. Từ những lời kể đơn sơ của các mục đồng mà từ đó xuất hiện một bài học tuyệt vời. Không như nhiều người tất bật với đủ thứ chuyện, các mục đồng là những người đầu tiên chứng kiến biến cố trọng yếu nhất cho cả nhân loại: món quà ơn cứu độ. Các mục đồng thật khiêm hạ và nghèo khó đón chào sự kiện Nhập Thể. Các mục đồng đáp lại Thiên Chúa, Đấng đã đến với nhân loại qua Hài Nhi Giêsu nơi một cuộc gặp gỡ bằng tình yêu, lòng biết ơn và sự tôn kính. Nhờ vào sự xuất hiện của Hài Nhi Giêsu, cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa và con cái của Ngài phát sinh Kitô giáo, cũng như lý giải vẻ đẹp độc nhất vô nhị của tôn giáo này, được bày tỏ cách tuyệt với qua khung cảnh giáng sinh.ix
 
ĐẶT CÁC MỤC ĐỒNG VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH

Thắp sáng năm ngọn nến và hát:
Xin hãy đến, hỡi Đấng chính là Hừng Đông từ thiên cung,
Ngài chiếu tỏ đêm đen khiến chúng con mừng vui;
Xin xóa tan mây mù tăm tối,
và bóng đêm thần chết sẽ biến mất.
Hãy vui lên! Hãy vui lên! Đấng Emmanuel sẽ đến, hỡi nhà Israel.

Sống mầu nhiệm Nhập thể hôm nay:
          Sự thân thiết giữa Giáo Hội với Đức Giêsu, [Đấng là Hừng Đông từ trời cao hướng dẫn những bước đi của chúng ta trên nẻo đường bình an], là một phần của cuộc hành trình chung; trong đó, “hiệp thông và thi hành sứ vụ có mối liên hệ sâu sắc với nhau”. Ngày nay, điều quan trọng sống còn đối với Giáo Hội, đó là trung thành theo gương Thầy Chí Thánh, đi ra và loan báo Tin Mừng cho mọi người, ở khắp mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, không do dự, không chán nản và không sợ hãi. Niềm vui Tin Mừng được dành cho toàn dân: không ai có thể bị loại trừ. Chính vì thế mà các thiên sứ loan báo cho các mục đồng ở Bêlem: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân” (Lc 2,10). Để hiểu thực tại này, cần phải tiếp cận nó với cái nhìn của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đấng không tìm cách kết án, nhưng là để yêu thương.
[ĐGH Phanxicô, Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, số 23 và 125]
Hỡi Vua của các Quốc gia [O Rex Gentium]
 
Qua hang đá Greccio, Đức Thánh Cha Phanxicô dạy chúng ta:
          Khi quan sát ngôi sao lạ, những nhà thông thái từ Phương Đông đã lên đường đến Bêlem để tìm Chúa Giêsu và dâng lên Người những lễ vật là vàng, nhũ hương và một dược. Những món quà đắt giá này mang ý nghĩa ẩn dụ: vàng tôn vinh vương quyền của Chúa Giêsu, nhũ hương cho thấy thần tính của Người, một dược là nhân tính thiêng liêng của Người sẽ phải trải qua cái chết và được chôn trong mồ. Các đạo sĩ dạy chúng ta rằng người ta có thể đến với Đức Kitô bằng một con đường rất dài. Những người giàu có, những bậc hiền triết từ phương xa, khao khát sự vô hạn, họ bắt đầu cuộc hành trình dài và đầy nguy hiểm sẽ dẫn họ tới Bêlem (x. Mt 2:1-12). Niềm vui lớn lao tràn ngập họ trước sự hiện diện của Vua Hài Đồng. Họ không bị bối rối bởi khung cảnh nghèo nàn xung quanh mà ngay lập tức quỳ xuống tôn thờ Người. Quỳ xuống trước Người, họ hiểu rằng Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan tối cao dẫn đường cho các vì sao, cũng là người dẫn dắt tiến trình lịch sử, hạ bệ kẻ quyền thế và nâng cao kẻ khiêm nhường.x
ĐẶT TƯỢNG BA VUA VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH
 
Thắp sáu ngọn nến và hát:
Xin hãy đến, hỡi các các quốc gia đang khao khát,
Trong một trái tim của toàn thể nhân loại;
Cầu mong sự chia rẽ buồn bã của chúng ta chấm dứt
Và xin Người hãy là Vua Hòa bình của chúng con.
Vui lên! Vui lên! Đấng Emmanuel sẽ đến với ngươi, hỡi Israel.
 
Sống mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh hôm nay:
          Đối với Giáo hội, việc lựa chọn người nghèo chủ yếu là một phạm trù thần học hơn là một phạm trù văn hóa, xã hội học, chính trị, hoặc triết học. Thiên Chúa tỏ ra cho người nghèo “lòng thương xót đầu tiên của Ngài”. Sự ưu ái thiêng liêng này tạo nên những hệ quả đối với đời sống đức tin của mọi Kitô hữu, vì chúng ta được mời gọi có “tâm tình… như Chúa Giêsu Kitô” (Pl 2:5). Được gợi hứng từ điều này, Giáo hội đã đưa ra lựa chọn dành cho người nghèo, điều được hiểu như là “một hình thức ưu tiên đặc biệt trong việc thực thi bác ái Kitô giáo, mà toàn bộ truyền thống của Giáo hội làm chứng… tiềm ẩn trong niềm tin Kitô giáo của chúng ta vào một Thiên Chúa, Đấng trở nên nghèo khó đối với chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên giàu có bằng sự nghèo khó của Người”. Đây là lý do tại sao tôi muốn có một Giáo hội nghèo và cho người nghèo. Họ có nhiều điều để dạy chúng ta.
[Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Tin Mừng, số 198]
Ôi Thiên Chúa ở cùng chúng con [O Emmanuel]

Qua hang đá Greccio, Đức Thánh Cha Phanxicô dạy chúng ta:
 
          Vào dịp lễ Giáng Sinh, khi chúng ta đặt tượng Chúa Giêsu Hài Đồng vào máng cỏ, khung cảnh Chúa Giáng Sinh bỗng nhiên trở nên sống động. Thiên Chúa hiện ra như một trẻ thơ để chúng ta ôm vào lòng. Bên dưới sự nhỏ bé và yếu đuối, Chúa Hài Nhi ẩn giấu sức mạnh sáng tạo và biến đổi vạn vật. Điều đó dường như không thể thực hiện được, nhưng lại là sự thật: nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là một trẻ thơ, và bằng cách này, Thiên Chúa muốn biểu lộ tình yêu cao cả của Ngài: bằng nụ cười và mở rộng vòng tay của Ngài cho tất cả mọi người. Sự ra đời của một đứa trẻ đánh thức niềm vui và sự ngạc nhiên; nó đặt ra trước mắt chúng ta bí ẩn lớn lao của cuộc sống. Nhìn thấy đôi mắt sáng ngời của một cặp vợ chồng trẻ đang nhìn đứa con mới sinh của họ, chúng ta có thể hiểu được cảm xúc của Đức Maria và Thánh Giuse, những người khi nhìn Chúa Giêsu Hài Đồng, đã cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời họ. Đường lối của Thiên Chúa thật đáng kinh ngạc, vì dường như Ngài không thể từ bỏ vinh quang của mình để trở thành một con người như chúng ta. Trước sự ngạc nhiên của chúng ta, chúng ta thấy Thiên Chúa hành động giống hệt như chúng ta: Người ngủ, bú sữa của mẹ, khóc và chơi như mọi đứa trẻ khác! Thông thường, Thiên Chúa hay làm chúng ta bối rối. Ngài là Đấng không thể đoán trước, thường làm những gì chúng ta ít mong đợi nhất. Cảnh Giáng Sinh cho thấy khi Thiên Chúa đến trong thế giới của chúng ta sẽ khiến chúng ta suy ngẫm về việc cuộc sống của mình, rằng cuộc sống chúng ta cũng là một phần cuộc sống của Thiên Chúa. Biến cố Nhập thể mời gọi chúng ta trở thành môn đệ của Người nếu chúng ta muốn đạt được ý nghĩa cuối cùng trong cuộc sống.xi
 
ĐẶT CHÚA GIÊSU HÀI ĐỒNG VÀO KHUNG CẢNH GIÁNG SINH

Thắp bảy cây nên và Hát:
O come, O come Emmanuel,
And ransom captive Israel;
That mourns in lonely exile here,
Until the Son of God appear.
Rejoice! Rejoice! Emmanuel shall come to you O Israel.
Sống mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh hôm nay:
          Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu, ở mọi nơi, ngay lúc này đây, hãy đổi mới cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là cởi mở để Chúa gặp gỡ chúng ta; Tôi yêu cầu tất cả các bạn hãy thực hiện điều này không ngừng mỗi ngày. Không ai nên nghĩ rằng lời mời gọi này không dành cho mình, vì “không ai bị loại trừ khỏi niềm vui do Chúa mang lại”. Chúa không làm thất vọng những ai chấp nhận rủi ro này; bất cứ khi nào chúng ta bước một bước về phía Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra rằng Ngài đã ở đó, chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở.
[Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Niềm Vui Tin Mừng, số 3]
 

Phần kết luận

          800 năm trước, Thánh Phanxicô đã mời gọi người dân vùng Greccio tham dự vào cảnh Chúa Giáng Sinh một cách rất sống động. Cũng trong tinh thần đó, chúng ta được mời gọi bước vào cảnh Chúa Giáng Sinh hôm nay. Việc để cho bản thân trở thành một phần trong cảnh Giáng Sinh đang diễn ra, chúng ta sẽ tạo ra một không gian để hát những bài thánh ca qua đó Chúa Hài Đồng sinh ra trong tâm hồn mỗi chúng ta, khi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một như chúng ta để chúng ta có thể trở nên giống Thiên Chúa và được sự sống muôn đời.
          Khi tôi còn nhỏ, cảnh Giáng sinh của gia đình chúng tôi giống như “một Tin Mừng sống động xuất phát từ những trang Kinh thánh” trong nhà chúng tôi. Trong tâm trí tôi, Thánh Giuse vẫn còn bộ râu được vẽ sơ sài và Mẹ Maria vẫn tiếp tục quỳ bên máng cỏ đang cầu nguyện với đôi môi đỏ xinh. Tôi cũng nhớ những nhân vật vắng mặt trong cảnh giáng sinh. Sự vắng mặt đáng chú ý là cậu bé đánh trống, là hình ảnh yêu thích của tôi trong tất cả các bài hát mừng Giáng sinh.xii
          Vì vậy, khi trong nhà đã yên tĩnh, dưới ánh đèn lấp lánh trên cây thông, tôi sẽ ngồi bên máng cỏ. Sau đó, dùng đầu gối làm trống, tôi đàn và hát bài hát của mình cho Ngài nghe: “Come they told me…, pa-rum-pumpum-pum…” Trước khi tôi được nghe về các “Điệp ca Giáng sinh,” thì chính những tiếng trống này chính là “Điệp ca Giáng sinh” của tôi.
          Cầu mong “Điệp ca Giáng sinh” trở thành một phần truyền thống Giáng sinh của các bạn. Đôi khi, bạn thậm chí có thể tưởng tượng mình đang ôm Hài Nhi và dỗ dành Ngài bằng bài hát “O Come, O Come…” Sau đó, trong thâm tâm, bạn có thể nghe thấy Ngài thì thầm lại, “ERO CRAS, NGÀY MAI TA SẼ ĐẾN.”
Tác giả: Fr. Friar Michael Lasky, OFM Conv.
BTT Phụ Tỉnh Chuyển dịch
 

i Pope Francis, Admirabile signum, 1.
ii Ibid, 3.
iii Ibid, 10.
iv The excerpts of Pope Francis from Admirabile signum, in each day’s prayer, are either direct quotes or are slightly adapted to
suit better the prayer.
v Pope Francis, Admirabile signum, 4.
vi Ibid, 2.
vii Ibid, 6.
viii Ibid, 7.
ix Ibid, 5.
x Ibid, 9.
xi Ibid, 8.
xii “The Carol of the Drum” di Katherine Kennicot Davis (1941), retitled “Little Drummer Boy” (1957). NdT