CÔNG CUỘC HUẤN LUYỆN PHAN SINH – NGUỒN HỨNG KHỞI
“Hết mọi anh em đều phải loan báo Tin Mừng khắp cùng thế giới cho hết mọi thụ tạo, noi theo gương của Chúa Kitô và của thánh Phanxicô, bằng cách tích cực tham gia vào sứ mệnh Phúc Âm hoá của Hội thánh. Toàn thể đời sống tu trì của anh em, vì thế cần phải được thấm nhuần tinh thần tông đồ, và toàn thể đời sống tông đồ của anh em phải được thấm nhuần tinh thần tu trì”.[1]
Tôi vẫn còn nhớ trong một Tu nghị Tỉnh Dòng, Anh Giám Tỉnh Tân cử đã ban phép lành cho hai anh em tình nguyện tham gia sứ vụ truyền giáo. Hai anh này đã khoảng 60 tuổi và là những tu sĩ giàu kinh nghiệm. Sau khi nhận thánh giá truyền giáo, toàn thể thành viên Tu nghị vỗ tay và tiến tới chúc mừng quyết định lên đường truyền giáo của hai anh. Bầu khí trong Tu nghị trở nên thật thánh thiêng. Nhiều anh em xác tín rằng: “Việc thực thi sứ mạng truyền giáo chẳng bao giờ là muộn cả”. Một anh ngồi kế tôi thì thầm: “Anh xem, thật là vô lý, các anh lớn tuổi trong cộng đoàn tình nguyện đi truyền giáo; còn chúng tôi, những người trẻ chỉ biết chúc mừng và vỗ tay hoan hô”.
Nhiều anh em nhận định rằng các anh em trẻ sẽ cảm thấy hổ thẹn. Tôi thiết nghĩ anh em chúng tôi ở lại nơi nhà vì có nhiều hoạt động mục vụ cần thực hiện để tiếp tục những hoạt động truyền giáo “nơi nào đó bên ngoài”. Ngoài ra, chúng ta cùng cần tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng và thi hành sứ vụ tông đồ tại Giáo hội địa phương. “Ở đây” nghĩa là gì? Sứ mạng của chúng ta là gì? Suy cho cùng, chúng ta được mời gọi để trở thành môn đệ và là nhà truyền giáo của Chúa Kitô ở mọi nơi, mọi lúc. Đây cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các kitô hữu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực thi được sứ mạng “đến với muôn dân”. Do đó, chúng ta hãy luôn ý thức sống tinh thần rao giảng Tin Mừng bằng nhiều cách thế khác nhau dù ở bất cứ đâu. Đây là điều kiện cần và đủ để chúng ta được gọi là những môn đệ của Đức Kitô.[2]
Chúng ta thường định nghĩa “sứ mạng” là một nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành. Tất cả các tu sĩ Phan Sinh đều được yêu cầu thực thi sứ mạng này. Điều đó không đơn thuần chỉ là thực thi một vài chức năng hay hoàn thành một công việc nào đó. Đôi khi chúng ta tiêu tốn năng lượng vào những chuyện bên lề: như những đoàn thể mà chúng ta phụ trách, các hoạt động giáo dục, văn hoá, canh tân, xã hội, trị liệu, từ thiện… Sau tất cả, “điều gì đó” trong bối cảnh đời sống chúng ta có thể trở thành sứ mạng chính yếu và quan trọng nhất mà chúng ta cần tham gia vào. Điều đó biến một nhà truyền giáo trở thành một công chức, nhà nghiên cứu, nhân viên xã hội, doanh nhân, nhà cải cách… chẳng mấy khó khăn.
Ngay cả khi chúng ta tập trung các hoạt động của mình vào việc truyền giáo, những vấn đề phát sinh có thể đan xen vào hoạt động chính yếu của chúng ta, và dần dà theo năm tháng những vấn đề phát sinh này đôi khi lại trở thành vấn đề ưu tiên. Sau đó, có điều gì đó thay đổi trong chúng ta, rốt cuộc chúng ta lại chuyển hướng trong chọn lựa của mình và tập trung vào những việc ưu tiên khác. Chúng ta tự hỏi: Việc hướng dẫn những buổi tĩnh tâm có mang lại nhiều lợi ích không? Chúng ta lo lắng khi nhận được thù lao quá thấp cho công việc mục vụ của mình. Chúng ta cảm thấy bối rối khi không nhận được bổng lễ mà chúng ta đã dâng. Và chúng ta tự biện hộ rằng: “làm thợ thị đáng được trả công”.[3] Điều quan trọng ở đây là anh em đang ấp ủ thao thức gì trong tâm hồn. Anh em có chú tâm tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trước khi nhận lãnh sứ vụ, hay chọn hoạt động mục vụ đó với mục đích để kiếm tiền? Có lẽ đây cũng chính là những cơn cám dỗ chúng ta thường gặp phải khi thi hành sứ vụ tông đồ.
Khi nghĩ về công tác huấn luyện của chúng ta, về mối tương quan mật thiết của chúng ta với Chúa Kitô, thì việc thanh luyện động cơ và hành động của chúng ta là điều rất đáng trân trọng. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta phải nghiệm xét xem điều gì thực sự là quan trọng liên quan đến sứ vụ, các hoạt động, và đời sống của huynh đệ đoàn. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân: “Ồ, tôi đã nhận thức rõ những điều này rồi, vậy còn vấn đề gì nữa? Chúng ta có thể thanh luyện động cơ bên trong của mình. Tuy nhiên, sự biến đổi này là một tiến trình: phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, sống đời hoán cải qua các bí tích của Giáo Hội và không ngừng cầu xin Thánh Khí Chúa ngự vào tâm hồn chúng ta, nhất là qua những tác động thánh thiện của Người.[4] Ngay cả khi sự thay đổi trong chúng ta không xảy ra ngay lập tức thì hành vi dâng hiến cuộc đời của chúng ta cho Thiên Chúa cũng đóng một vai quan trọng nhất định, xét về mặt tâm linh. Nếu không, chúng ta sẽ bắt đầu biện minh cho mình rằng: “Việc này không thể làm được”, “Chẳng còn cách nào khác cả”, “Chúng ta phải sống bằng thứ gì đó”… Sau đó, chúng ta chuyển trọng tâm sứ vụ của mình sang thi hành một sứ mạng khác với sứ mạng khởi đầu, và nó không còn là việc truyền giáo nữa.
Một thí dụ điển hình, cuộc gặp gỡ của thánh Phanxicô với vị Vua Hồi giáo ở Ai Cập – Quốc vương Melek-el-Kamel nhằm hoán cải vua. Thánh nhân đã cúi chào, nói chuyện cách lịch thiệp, và thiết lập mối tương quan thân thiết với vị Quốc vương này. Tuy nhiên, đây chỉ là những hoạt động thứ yếu. Thánh Phanxicô có một mục tiêu khác và ngài không tìm cách giấu giếm điều ấy; Ngài là một nhà truyền giáo và muốn Quốc vương hoán cải, đón nhận Tin Mừng để được cứu rỗi.[5] Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận (phù hợp với xu hướng ngày nay) lý do của chuyến thăm viếng này là một cuộc gặp gỡ đối thoại liên tôn nồng ấm tình huynh đệ và hoà bình, thì chúng ta phải chân nhận rằng đây thực sự là nhiệm vụ của một phái đoàn ngoại giao. Dù những cuộc gặp gỡ như vậy rất quan trọng, nhưng Giáo Hội không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng sứ mạng của chúng ta là rao giảng Tin Mừng. Bất cứ điều gì liên quan đến các hoạt động và công việc khác mà chúng ta đang thực hiện chỉ là thứ yếu và chỉ nên nằm trong bối cảnh của việc rao giảng của chúng ta.
Chúng ta thực hiện sứ mạng của mình bằng nhiều cách khác nhau: thông qua hoạt động truyền giáo (để mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu), dạy giáo lý (giúp các kitô hữu phát triển đức tin), công tác chăm sóc mục vụ (giúp các kitô hữu phát triển và hình thành), tái truyền giáo (khơi dậy niềm tin đã nguội lạnh nơi đời sống của họ), sứ mạng truyền giáo giữa các dân tộc (đi đến với những người mà họ đến với chúng ta mà chưa biết Chúa Kitô). Tỷ lệ Kitô hữu chiếm 31% dân số thế giới (trong đó, tín hữu Công giáo chiếm 18% số kitô hữu trên thế giới). Số người không tôn giáo chiếm 16% dân số thế giới, 53% còn lại là tín đồ các tôn giáo khác. Nếu chúng ta cho rằng số lượng các kitô hữu tại Châu Âu đang ngày càng giảm sút thì chúng ta có thể biết chắc rằng chúng ta có điều gì đó phải làm.
Trở lại với hình ảnh ban đầu của anh em chúng ta về quyết định dấn thân cho sứ vụ truyền giáo. Trước khi đi đến quyết định cho sứ vụ mới này, họ đã thực hiện các nhiệm vụ và mục vụ khác nhau trong các tu viện của mình. Tuy nhiên, họ đã chọn lựa một sứ mạng đặc biệt trong Hội Thánh và sứ vụ đặc biệt cho Hội thánh là: “Đến với muôn dân”. Họ lên đường đi đến những vùng đất mới mà Giáo Hội nơi đây vừa mới được bén rễ và cần sự chăm sóc thật cẩn thận, để làm cho cội rễ của nó được phát triển sâu hơn và ngày một vững chắc hơn.[6] Tôi thiết nghĩ sứ mạng “đến với muôn dân” đòi hỏi một sự đáp trả quyết liệt, khi chúng ta rời bỏ những nơi quen thuộc để tiến vào những nơi xa lạ và tiếp cận với những tình huống hoàn toàn mới mẻ. Lời đáp trả tận căn mà chúng ta được phát triển trong chính chúng ta được thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, và ở bất cứ nơi nào mà chúng ta được sai đến.
Nhiều anh em nhận định rằng các anh em trẻ sẽ cảm thấy hổ thẹn. Tôi thiết nghĩ anh em chúng tôi ở lại nơi nhà vì có nhiều hoạt động mục vụ cần thực hiện để tiếp tục những hoạt động truyền giáo “nơi nào đó bên ngoài”. Ngoài ra, chúng ta cùng cần tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng và thi hành sứ vụ tông đồ tại Giáo hội địa phương. “Ở đây” nghĩa là gì? Sứ mạng của chúng ta là gì? Suy cho cùng, chúng ta được mời gọi để trở thành môn đệ và là nhà truyền giáo của Chúa Kitô ở mọi nơi, mọi lúc. Đây cũng là nhiệm vụ chung của tất cả các kitô hữu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực thi được sứ mạng “đến với muôn dân”. Do đó, chúng ta hãy luôn ý thức sống tinh thần rao giảng Tin Mừng bằng nhiều cách thế khác nhau dù ở bất cứ đâu. Đây là điều kiện cần và đủ để chúng ta được gọi là những môn đệ của Đức Kitô.[2]
Chúng ta thường định nghĩa “sứ mạng” là một nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành. Tất cả các tu sĩ Phan Sinh đều được yêu cầu thực thi sứ mạng này. Điều đó không đơn thuần chỉ là thực thi một vài chức năng hay hoàn thành một công việc nào đó. Đôi khi chúng ta tiêu tốn năng lượng vào những chuyện bên lề: như những đoàn thể mà chúng ta phụ trách, các hoạt động giáo dục, văn hoá, canh tân, xã hội, trị liệu, từ thiện… Sau tất cả, “điều gì đó” trong bối cảnh đời sống chúng ta có thể trở thành sứ mạng chính yếu và quan trọng nhất mà chúng ta cần tham gia vào. Điều đó biến một nhà truyền giáo trở thành một công chức, nhà nghiên cứu, nhân viên xã hội, doanh nhân, nhà cải cách… chẳng mấy khó khăn.
Ngay cả khi chúng ta tập trung các hoạt động của mình vào việc truyền giáo, những vấn đề phát sinh có thể đan xen vào hoạt động chính yếu của chúng ta, và dần dà theo năm tháng những vấn đề phát sinh này đôi khi lại trở thành vấn đề ưu tiên. Sau đó, có điều gì đó thay đổi trong chúng ta, rốt cuộc chúng ta lại chuyển hướng trong chọn lựa của mình và tập trung vào những việc ưu tiên khác. Chúng ta tự hỏi: Việc hướng dẫn những buổi tĩnh tâm có mang lại nhiều lợi ích không? Chúng ta lo lắng khi nhận được thù lao quá thấp cho công việc mục vụ của mình. Chúng ta cảm thấy bối rối khi không nhận được bổng lễ mà chúng ta đã dâng. Và chúng ta tự biện hộ rằng: “làm thợ thị đáng được trả công”.[3] Điều quan trọng ở đây là anh em đang ấp ủ thao thức gì trong tâm hồn. Anh em có chú tâm tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trước khi nhận lãnh sứ vụ, hay chọn hoạt động mục vụ đó với mục đích để kiếm tiền? Có lẽ đây cũng chính là những cơn cám dỗ chúng ta thường gặp phải khi thi hành sứ vụ tông đồ.
Khi nghĩ về công tác huấn luyện của chúng ta, về mối tương quan mật thiết của chúng ta với Chúa Kitô, thì việc thanh luyện động cơ và hành động của chúng ta là điều rất đáng trân trọng. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta phải nghiệm xét xem điều gì thực sự là quan trọng liên quan đến sứ vụ, các hoạt động, và đời sống của huynh đệ đoàn. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân: “Ồ, tôi đã nhận thức rõ những điều này rồi, vậy còn vấn đề gì nữa? Chúng ta có thể thanh luyện động cơ bên trong của mình. Tuy nhiên, sự biến đổi này là một tiến trình: phó thác mọi sự trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, sống đời hoán cải qua các bí tích của Giáo Hội và không ngừng cầu xin Thánh Khí Chúa ngự vào tâm hồn chúng ta, nhất là qua những tác động thánh thiện của Người.[4] Ngay cả khi sự thay đổi trong chúng ta không xảy ra ngay lập tức thì hành vi dâng hiến cuộc đời của chúng ta cho Thiên Chúa cũng đóng một vai quan trọng nhất định, xét về mặt tâm linh. Nếu không, chúng ta sẽ bắt đầu biện minh cho mình rằng: “Việc này không thể làm được”, “Chẳng còn cách nào khác cả”, “Chúng ta phải sống bằng thứ gì đó”… Sau đó, chúng ta chuyển trọng tâm sứ vụ của mình sang thi hành một sứ mạng khác với sứ mạng khởi đầu, và nó không còn là việc truyền giáo nữa.
Một thí dụ điển hình, cuộc gặp gỡ của thánh Phanxicô với vị Vua Hồi giáo ở Ai Cập – Quốc vương Melek-el-Kamel nhằm hoán cải vua. Thánh nhân đã cúi chào, nói chuyện cách lịch thiệp, và thiết lập mối tương quan thân thiết với vị Quốc vương này. Tuy nhiên, đây chỉ là những hoạt động thứ yếu. Thánh Phanxicô có một mục tiêu khác và ngài không tìm cách giấu giếm điều ấy; Ngài là một nhà truyền giáo và muốn Quốc vương hoán cải, đón nhận Tin Mừng để được cứu rỗi.[5] Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận (phù hợp với xu hướng ngày nay) lý do của chuyến thăm viếng này là một cuộc gặp gỡ đối thoại liên tôn nồng ấm tình huynh đệ và hoà bình, thì chúng ta phải chân nhận rằng đây thực sự là nhiệm vụ của một phái đoàn ngoại giao. Dù những cuộc gặp gỡ như vậy rất quan trọng, nhưng Giáo Hội không ngừng nhắc nhở chúng ta rằng sứ mạng của chúng ta là rao giảng Tin Mừng. Bất cứ điều gì liên quan đến các hoạt động và công việc khác mà chúng ta đang thực hiện chỉ là thứ yếu và chỉ nên nằm trong bối cảnh của việc rao giảng của chúng ta.
Chúng ta thực hiện sứ mạng của mình bằng nhiều cách khác nhau: thông qua hoạt động truyền giáo (để mọi người nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu), dạy giáo lý (giúp các kitô hữu phát triển đức tin), công tác chăm sóc mục vụ (giúp các kitô hữu phát triển và hình thành), tái truyền giáo (khơi dậy niềm tin đã nguội lạnh nơi đời sống của họ), sứ mạng truyền giáo giữa các dân tộc (đi đến với những người mà họ đến với chúng ta mà chưa biết Chúa Kitô). Tỷ lệ Kitô hữu chiếm 31% dân số thế giới (trong đó, tín hữu Công giáo chiếm 18% số kitô hữu trên thế giới). Số người không tôn giáo chiếm 16% dân số thế giới, 53% còn lại là tín đồ các tôn giáo khác. Nếu chúng ta cho rằng số lượng các kitô hữu tại Châu Âu đang ngày càng giảm sút thì chúng ta có thể biết chắc rằng chúng ta có điều gì đó phải làm.
Trở lại với hình ảnh ban đầu của anh em chúng ta về quyết định dấn thân cho sứ vụ truyền giáo. Trước khi đi đến quyết định cho sứ vụ mới này, họ đã thực hiện các nhiệm vụ và mục vụ khác nhau trong các tu viện của mình. Tuy nhiên, họ đã chọn lựa một sứ mạng đặc biệt trong Hội Thánh và sứ vụ đặc biệt cho Hội thánh là: “Đến với muôn dân”. Họ lên đường đi đến những vùng đất mới mà Giáo Hội nơi đây vừa mới được bén rễ và cần sự chăm sóc thật cẩn thận, để làm cho cội rễ của nó được phát triển sâu hơn và ngày một vững chắc hơn.[6] Tôi thiết nghĩ sứ mạng “đến với muôn dân” đòi hỏi một sự đáp trả quyết liệt, khi chúng ta rời bỏ những nơi quen thuộc để tiến vào những nơi xa lạ và tiếp cận với những tình huống hoàn toàn mới mẻ. Lời đáp trả tận căn mà chúng ta được phát triển trong chính chúng ta được thể hiện rõ nét trong đời sống hằng ngày, và ở bất cứ nơi nào mà chúng ta được sai đến.
Fr. Pior Stanislawczyk, OFMConv.
Tổng thư ký đặc trách huấn luyện
Nguồn: https://www.ofmconv.net/en/dove-la-mia-missione/
Chuyển ngữ: Giuse Lê Phạm Viết Hoàng, OFMConv.
Chuyển ngữ: Giuse Lê Phạm Viết Hoàng, OFMConv.
[1] Hiến chương (2019), số 91, §3.
[2] Xc. Fifth General Conference of the Bishops of Latin America and the Caribbean (CELAM), Aparecida, Concluding Document: Disciples and Missionaries of Jesus Christ, So That Our Peoples May Have Life in Him, Gubin 2014, no. 153.
[3] Xc. 1 Tm 5,18
[4] Xc. Later Rule X, 8 FF 104.
[5] Xc. St. Bonaventure, Sermons on Our Father St. Francis. Sermon 7, 19-23; Thomas of Celano, Vita prima no. 57 FF 422; Dzieje błogosławionego Franciszka i jego towarzyszy, 27.
[6] Xc. John Paul II, Redemptoris missio, no. 32 et seq.