CÔNG CUỘC HUẤN LUYỆN PHAN SINH – NGUỒN HỨNG KHỞI
“Theo gương Thánh Phanxicô là người đã được ơn bắt đầu đền tội qua việc làm phúc cho những người bệnh phong cùi (x. Mc 1,15), anh em chứng tỏ ý muốn hoán cải bằng việc dấn thân phục vụ người nghèo, người bị gạt bên lề và người bị loại trừ”.[1]
Có lẽ anh em không quên được những điều bất ngờ xảy đến khi Đại dịch Covid-19 bùng nổ: các nhà thờ phải đóng cửa vì sự an toàn và sức khỏe của cá nhân và cộng đoàn, giáo dân không được lãnh nhận bí tích Hoà giải, các việc thờ phượng và các cuộc họp mang tính mục vụ bị hủy bỏ. Dường như cả nhân loại tê liệt bởi nỗi sợ hãi. Tôi đã gặp gỡ các anh em của tôi mà khi đó họ còn đang miệt mài với công việc mục vụ thăm viếng bệnh nhân tại các bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ. Tôi lên tiếng hỏi: “Anh em không sợ sao?” Họ lạc quan và tin tưởng đáp lại lời tôi: “Chúng tôi sợ chứ, nhưng thật may là chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào cuộc sống sau khi Đại dịch kết thúc”.
Lịch sử có xu hướng lặp lại. Thế giới chúng ta đang sống thường luôn băn khoăn lo lắng về những mối nguy hiểm trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, những mối bận tâm này trao cho chúng ta cơ hội để nhìn vào trong sâu thẳm lòng mình, tìm hiểu sự thật về chính bản thân mình, để thấu hiểu trạng thái tinh thần của mình, để biện phân xem điều gì là quan trọng với chúng ta, điều gì làm chúng ta sợ hãi và điều gì chúng ta nên thay đổi để trở nên tốt hơn.
Có lẽ Người Cha Chí Ái có thể hỗ trợ chúng ta trong tiến trình tự phản tỉnh này. Trong Bản Luật của Ngài, Ngài đưa ra cho chúng ta một mẫu mực sống, đó là tuân giữ Thánh Phúc Âm và bước theo Chúa Giêsu Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh. Đấng Sáng Lập Dòng của chúng ta đã trải qua kinh nghiệm về Chúa Kitô – Đấng đã tự nguyện trở nên nghèo khó vì chúng ta. Chính cuộc gặp gỡ của thánh nhân với những người nghèo, người đau khổ, người phong cùi là để tiếp nối mối tương quan mật thiết giữa thánh nhân với Chúa Kitô. Thánh Phanxicô muốn bước theo con đường Chúa Kitô đã đi nên ngài đã bán tất cả tài sản Ngài có và phó thác bản thân cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Với vị thánh nghèo, đây chẳng phải là một hành động nông nổi nhất thời, mà là một lối sống đòi hỏi sự hiến thân không ngừng. Ngài đã đưa ra cách sống này vào trong lối sống của các Anh Em Hèn Mọn, như một sự khởi đầu đời sống huynh đệ đoàn: “Các anh Tỉnh Phục vụ hãy nói với họ (người muốn gia nhập Dòng) lời thánh Phúc Âm này: hãy đi bán tất cả tài sản mình và lo phân phát cho người nghèo (x. Mt 19,21).[2]
Toàn bộ nền huấn luyện của Dòng chúng ta là một tiến trình không ngừng trở lại với kinh nghiệm này là: bán tất cả tài sản mình có và lo phân phát cho người nghèo. Đối với những người nghèo khổ và túng thiếu, Chúng ta trao tặng chính mình, thời gian, sức lực, công việc, lời cầu nguyện, thậm chí cả của cải vật chất mà chúng ta có để trao tặng cho họ. Chúng ta không thực hiện hành vi “dâng hiến” này nhằm thoả mãn cái tôi cá nhân, hay khiến bản thân cảm thấy tốt hơn, quan trọng và cần thiết hơn. Nhưng chúng ta làm điều đó để xích lại gần Thiên Chúa và cầu xin Người bày tỏ lòng thương xót trên chúng ta vì chúng ta muốn được cứu rỗi. Khi chúng ta hành động với lòng thương xót, toàn thể con người và năng lực của chúng ta trở thành khí cụ trong bàn tay của Thiên Chúa. Chính điểm này trở thành căn tính của đời sống Phan Sinh chúng ta.
Điều có thể cản trở chúng ta đạt được hiệu quả trong các hoạt động mục vụ và bác ái, đó là sự kỳ vọng của người khác dành cho chúng ta. Họ mong muốn chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo không chỉ ngoài xã hội mà cả đời sống thiêng liêng, những người có thể giải quyết mọi hình thức nghèo đói và hướng dẫn mọi người đến gần Thiên Chúa hơn. Chính vì điều này, chúng ta dễ mất phương hướng. Một mặt, chúng ta muốn đáp ứng sự kỳ vọng của tha nhân, nhưng mặt khác, chúng ta dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ vì thiếu nguồn lực về tài chính, nhân sự, thời gian và năng lực làm việc và chúng ta có thể nhanh chóng bị kiệt sức. Đồng thời, anh em nên nhớ rằng những người nghèo khó và túng thiếu ở bên chúng ta luôn mãi. Vì thế, trong việc thực thi sứ vụ, anh em có thể giúp đỡ một số người nào đó, nhưng chắc chắn anh em không thể xoá bỏ những vấn đề liên quan đến nghèo đói, bệnh tật, sự cô đơn, tình trạng bị loại trừ … Trải qua nhiều thế kỷ, chẳng có bất cứ hệ thống chính trị hay tổ chức xã hội lý tưởng nào có đủ khả năng để thực hiện được điều này.
Tuy nhiên, việc bày tỏ lòng thương xót khác với làm việc trong một hệ thống định chế nhằm hỗ trợ người nghèo. Tôi nhớ đến cuộc trò chuyện với một vị giám đốc của một trung tâm cai nghiện nọ. Ông nói rằng bệnh nhân của ông đã bị hư hỏng vì sự giúp đỡ mà họ đã nhận được từ các tu viện của anh em chúng ta. “Sự giúp đỡ của anh em không mang lại lợi ích tốt đẹp cho những người nghiện”! Ông ấy tuyên bố: “Chúng ta cung cấp thực phẩm cho các bệnh nhân đang điều trị cai nghiện: rượu và ma tuý. Họ có nơi để giặt giũ, có quần áo để mặc, thậm chí cả tiền bạc để chi tiêu nữa. Vì vậy, họ hài lòng với sự giúp đỡ mà họ nhận được nên đó cũng là lý do họ không muốn điều trị chứng nghiện ngập của mình. Người vô gia cư cảm thấy không cần thiết phải đi tìm việc và thay đổi cuộc sống, vì chúng ta đã cung cấp mọi thứ họ cần”. Đây là một vấn đề khó khăn cần giải quyết, vì trong một hệ thống y tế có tổ chức, cần phải đánh giá, xem xét một cách có hệ thống và có tầm nhìn xa trông rộng. Chúng ta cũng cần không ngừng tự hỏi làm thế nào để có thể giúp đỡ tha nhân mà không gây tổn thương đến họ và không để họ ỷ lại vào sự trợ giúp từ chúng ta.
Trái lại, lòng thương xót có một chút khác biệt. Lòng thương xót không mong đợi sự thay đổi, hay đưa ra yêu cầu đòi hỏi từ người đón nhận, lòng thương xót thì vô điều kiện. Lòng thương xót cũng đòi hỏi tính sáng tạo của người phục vụ với sự nhạy cảm, khả năng che chở, nhẫn nại trong việc phục vụ tha nhân, và đảm bảo rằng sự phục vụ của từ chúng ta không xúc phạm đến phẩm giá của tha nhân.[3] Lòng thương xót chính là bàn tay của Thiên Chúa nhân lành, Đấng dang rộng vòng tay ôm lấy chúng ta. Chúng ta hãy dùng quà tặng Chúa ban để giúp đỡ những người còn sống lẫn những người đã qua đời; cho những anh chị em trong cộng đoàn, cũng như cho những ai mà Chúa gửi đến cho chúng ta.
Tôi tự phản tỉnh và tự hỏi: Bản chất của việc tôi phục vụ là gì? Tôi sẽ phục vụ ai? Tôi có bỏ sót ai không? Tôi có lãnh nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho tha nhân và cho bản thân khi tôi phục vụ không? Điều gì cản trở tôi phục vụ? Khi nào tôi không muốn phục vụ? Hay là tôi e ngại một điều gì đó hoặc một ai đó? Để trả lời câu hỏi, tôi dâng lời cầu nguyện: “Lạy Cha Hằng Hữu… xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.[4]
Có lẽ anh em không quên được những điều bất ngờ xảy đến khi Đại dịch Covid-19 bùng nổ: các nhà thờ phải đóng cửa vì sự an toàn và sức khỏe của cá nhân và cộng đoàn, giáo dân không được lãnh nhận bí tích Hoà giải, các việc thờ phượng và các cuộc họp mang tính mục vụ bị hủy bỏ. Dường như cả nhân loại tê liệt bởi nỗi sợ hãi. Tôi đã gặp gỡ các anh em của tôi mà khi đó họ còn đang miệt mài với công việc mục vụ thăm viếng bệnh nhân tại các bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ. Tôi lên tiếng hỏi: “Anh em không sợ sao?” Họ lạc quan và tin tưởng đáp lại lời tôi: “Chúng tôi sợ chứ, nhưng thật may là chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào cuộc sống sau khi Đại dịch kết thúc”.
Lịch sử có xu hướng lặp lại. Thế giới chúng ta đang sống thường luôn băn khoăn lo lắng về những mối nguy hiểm trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, những mối bận tâm này trao cho chúng ta cơ hội để nhìn vào trong sâu thẳm lòng mình, tìm hiểu sự thật về chính bản thân mình, để thấu hiểu trạng thái tinh thần của mình, để biện phân xem điều gì là quan trọng với chúng ta, điều gì làm chúng ta sợ hãi và điều gì chúng ta nên thay đổi để trở nên tốt hơn.
Có lẽ Người Cha Chí Ái có thể hỗ trợ chúng ta trong tiến trình tự phản tỉnh này. Trong Bản Luật của Ngài, Ngài đưa ra cho chúng ta một mẫu mực sống, đó là tuân giữ Thánh Phúc Âm và bước theo Chúa Giêsu Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh. Đấng Sáng Lập Dòng của chúng ta đã trải qua kinh nghiệm về Chúa Kitô – Đấng đã tự nguyện trở nên nghèo khó vì chúng ta. Chính cuộc gặp gỡ của thánh nhân với những người nghèo, người đau khổ, người phong cùi là để tiếp nối mối tương quan mật thiết giữa thánh nhân với Chúa Kitô. Thánh Phanxicô muốn bước theo con đường Chúa Kitô đã đi nên ngài đã bán tất cả tài sản Ngài có và phó thác bản thân cho sự quan phòng của Thiên Chúa. Với vị thánh nghèo, đây chẳng phải là một hành động nông nổi nhất thời, mà là một lối sống đòi hỏi sự hiến thân không ngừng. Ngài đã đưa ra cách sống này vào trong lối sống của các Anh Em Hèn Mọn, như một sự khởi đầu đời sống huynh đệ đoàn: “Các anh Tỉnh Phục vụ hãy nói với họ (người muốn gia nhập Dòng) lời thánh Phúc Âm này: hãy đi bán tất cả tài sản mình và lo phân phát cho người nghèo (x. Mt 19,21).[2]
Toàn bộ nền huấn luyện của Dòng chúng ta là một tiến trình không ngừng trở lại với kinh nghiệm này là: bán tất cả tài sản mình có và lo phân phát cho người nghèo. Đối với những người nghèo khổ và túng thiếu, Chúng ta trao tặng chính mình, thời gian, sức lực, công việc, lời cầu nguyện, thậm chí cả của cải vật chất mà chúng ta có để trao tặng cho họ. Chúng ta không thực hiện hành vi “dâng hiến” này nhằm thoả mãn cái tôi cá nhân, hay khiến bản thân cảm thấy tốt hơn, quan trọng và cần thiết hơn. Nhưng chúng ta làm điều đó để xích lại gần Thiên Chúa và cầu xin Người bày tỏ lòng thương xót trên chúng ta vì chúng ta muốn được cứu rỗi. Khi chúng ta hành động với lòng thương xót, toàn thể con người và năng lực của chúng ta trở thành khí cụ trong bàn tay của Thiên Chúa. Chính điểm này trở thành căn tính của đời sống Phan Sinh chúng ta.
Điều có thể cản trở chúng ta đạt được hiệu quả trong các hoạt động mục vụ và bác ái, đó là sự kỳ vọng của người khác dành cho chúng ta. Họ mong muốn chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo không chỉ ngoài xã hội mà cả đời sống thiêng liêng, những người có thể giải quyết mọi hình thức nghèo đói và hướng dẫn mọi người đến gần Thiên Chúa hơn. Chính vì điều này, chúng ta dễ mất phương hướng. Một mặt, chúng ta muốn đáp ứng sự kỳ vọng của tha nhân, nhưng mặt khác, chúng ta dễ rơi vào tình trạng kiệt quệ vì thiếu nguồn lực về tài chính, nhân sự, thời gian và năng lực làm việc và chúng ta có thể nhanh chóng bị kiệt sức. Đồng thời, anh em nên nhớ rằng những người nghèo khó và túng thiếu ở bên chúng ta luôn mãi. Vì thế, trong việc thực thi sứ vụ, anh em có thể giúp đỡ một số người nào đó, nhưng chắc chắn anh em không thể xoá bỏ những vấn đề liên quan đến nghèo đói, bệnh tật, sự cô đơn, tình trạng bị loại trừ … Trải qua nhiều thế kỷ, chẳng có bất cứ hệ thống chính trị hay tổ chức xã hội lý tưởng nào có đủ khả năng để thực hiện được điều này.
Tuy nhiên, việc bày tỏ lòng thương xót khác với làm việc trong một hệ thống định chế nhằm hỗ trợ người nghèo. Tôi nhớ đến cuộc trò chuyện với một vị giám đốc của một trung tâm cai nghiện nọ. Ông nói rằng bệnh nhân của ông đã bị hư hỏng vì sự giúp đỡ mà họ đã nhận được từ các tu viện của anh em chúng ta. “Sự giúp đỡ của anh em không mang lại lợi ích tốt đẹp cho những người nghiện”! Ông ấy tuyên bố: “Chúng ta cung cấp thực phẩm cho các bệnh nhân đang điều trị cai nghiện: rượu và ma tuý. Họ có nơi để giặt giũ, có quần áo để mặc, thậm chí cả tiền bạc để chi tiêu nữa. Vì vậy, họ hài lòng với sự giúp đỡ mà họ nhận được nên đó cũng là lý do họ không muốn điều trị chứng nghiện ngập của mình. Người vô gia cư cảm thấy không cần thiết phải đi tìm việc và thay đổi cuộc sống, vì chúng ta đã cung cấp mọi thứ họ cần”. Đây là một vấn đề khó khăn cần giải quyết, vì trong một hệ thống y tế có tổ chức, cần phải đánh giá, xem xét một cách có hệ thống và có tầm nhìn xa trông rộng. Chúng ta cũng cần không ngừng tự hỏi làm thế nào để có thể giúp đỡ tha nhân mà không gây tổn thương đến họ và không để họ ỷ lại vào sự trợ giúp từ chúng ta.
Trái lại, lòng thương xót có một chút khác biệt. Lòng thương xót không mong đợi sự thay đổi, hay đưa ra yêu cầu đòi hỏi từ người đón nhận, lòng thương xót thì vô điều kiện. Lòng thương xót cũng đòi hỏi tính sáng tạo của người phục vụ với sự nhạy cảm, khả năng che chở, nhẫn nại trong việc phục vụ tha nhân, và đảm bảo rằng sự phục vụ của từ chúng ta không xúc phạm đến phẩm giá của tha nhân.[3] Lòng thương xót chính là bàn tay của Thiên Chúa nhân lành, Đấng dang rộng vòng tay ôm lấy chúng ta. Chúng ta hãy dùng quà tặng Chúa ban để giúp đỡ những người còn sống lẫn những người đã qua đời; cho những anh chị em trong cộng đoàn, cũng như cho những ai mà Chúa gửi đến cho chúng ta.
Tôi tự phản tỉnh và tự hỏi: Bản chất của việc tôi phục vụ là gì? Tôi sẽ phục vụ ai? Tôi có bỏ sót ai không? Tôi có lãnh nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho tha nhân và cho bản thân khi tôi phục vụ không? Điều gì cản trở tôi phục vụ? Khi nào tôi không muốn phục vụ? Hay là tôi e ngại một điều gì đó hoặc một ai đó? Để trả lời câu hỏi, tôi dâng lời cầu nguyện: “Lạy Cha Hằng Hữu… xin thương xót chúng con và toàn thế giới”.[4]
Fr. Pior Stanislawczyk, OFMConv.
Tổng thư ký đặc trách huấn luyện
Nguồn: https://www.ofmconv.net/en/fantasia-della-misericordia/
Chuyển ngữ: Giuse Lê Phạm Viết Hoàng, OFMConv.
Chuyển ngữ: Giuse Lê Phạm Viết Hoàng, OFMConv.