CÔNG CUỘC HUẤN LUYỆN PHAN SINH – NGUỒN HỨNG KHỞI
“Anh em phải mặc tu phục của Dòng”.[1]
Khởi đầu buổi suy niệm, tôi sẽ chia sẻ với anh em một câu chuyện trong đời tôi. Khi nhìn lại những năm tháng tuổi trẻ với đầy những trải nghiệm thú vị cùng với những mục tiêu đã được hoạch định cách phong phú của mình, tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc gặp mặt các nam - nữ tu sĩ. Với tôi, chiếc áo dòng họ mang trên mình luôn gây ấn tượng sâu sắc. Đối với tôi, đó là dấu chỉ hữu hình cho thấy vẫn còn nhiều nơi trên thế giới mà những nam nữ tu sĩ thể hiện một chiều kích khác trong cuộc sống bằng cách kết hiệp cuộc đời mình với Thiên Chúa.
Chúng ta sử dụng rất nhiều dấu chỉ khác nhau trong đời sống hàng ngày. Và chúng là một phần trong cách cách chúng ta giao tiếp với nhau. Chúng cho phép chúng ta truyền tải những suy nghĩ và ý muốn của bản thân, đồng thời có thể hiểu được suy nghĩ của người khác. Vì thế, việc nắm bắt ý nghĩa của những dấu chỉ này trở nên rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng những dấu chỉ trong đời sống, chúng ta còn sử dụng những “dấu chỉ này” trong đời sống thiêng liêng. Chính Thiên Chúa – Đấng tạo nên những dấu chỉ hữu hình và ban cho chúng ta những dấu chỉ ấy nhằm cứu độ chúng ta.[2]
Chúng ta thường sử dụng rất nhiều dấu chỉ khác nhau trong đời sống. Vì tính thường hằng của dấu chỉ, chúng có thể tác động đến suy nghĩ của chúng ta ngay cả khi chúng ta không ý thức về nó, hoặc đối với chúng ta ý nghĩa của các dấu chỉ này có thể thay đổi. Tuy vậy, có một vài dấu chỉ vẫn giữ được tính mới mẻ của chúng và tác động mạnh mẽ trên nhận thức của chúng ta. Cũng nhiều dấu chỉ có thể trở nên tầm thường và đánh mất đi sức mạnh truyền tải thông điệp của nó. Chúng ta cũng phân loại cấp độ của dấu chỉ: dấu chỉ này quan trọng hơn dấu chỉ kia. Ngay cả ý nghĩa của các dấu chỉ cũng có thể phân loại cấp độ ý nghĩa khác nhau chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Một dấu chỉ có thể rất quan trọng trong quá khứ, nhưng ngày nay có thể không quan trọng và ngược lại. Ngay cả tu phục của chúng ta cũng tuân theo những cấp độ và ý nghĩa của các dấu chỉ như vậy.
Tu phục mà chúng ta đang mặc mang một dấu chỉ chắc chắn mà chúng ta không thể nghi ngờ. Các văn kiện của Giáo hội nhấn mạnh rằng: “Tu phục là dấu chỉ của sự thánh hiến, nghèo khó và là thành viên của một hội Dòng nhất định”.[3] Việc chúng ta mặc tu phục biểu lộ dấu chỉ bên ngoài với hàm ý dấn thân vì tha nhân. Hành động này quen thuộc như việc chúng ta đi nhờ xe. Khi đứng bên lề đường, chúng ta vẫy tay để ngoắc chiếc xe hơi dừng lại cho chúng ta đi nhờ. Việc này trở nên thuận lợi hơn nhiều nếu chúng ta mang trên mình bộ tu phục. Nhiều anh em nhận thấy bản thân làm việc mục vụ hiệu quả hơn khi mặc tu phục tại nơi làm việc. Nhiều anh em còn nói rằng việc mặc tu phục ví như lưỡi câu để chúng ta đi câu cá, từ đó xuất hiện thuật ngữ “câu cá”. Trong trường hợp này, việc mặc tu phục mang lại những lợi ích thiết thực. Chúng ta mặc tu phục khi thi hành sứ vụ tông đồ, truyền giáo, hoặc là để giới thiệu với mọi người về “căn tính hèn mọn” của chúng ta. Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhận thức rõ ràng những mặt hạn chế của việc mặc tu phục. Khi mặc chiếc áo dòng, nó có thể khiến chúng ta cảm thấy vướng víu khi tham gia một số hoạt động nhất định. Nhiều anh em phản ứng không mấy tích cực liên quan đến việc mặc tu phục trong lúc sinh hoạt, và phản ứng này đôi khi khiến anh em thiếu nhẫn nại trong việc mặc tu phục. Cũng có một vài anh em hiểu chưa đúng về việc mặc tu phục. Ở một số quốc gia, thói quen mặc tu phục khiến anh em bị chế giễu hay bị bắt bớ.[4]
Tuy nhiên, trên tất cả chúng ta cần luôn ý thức rằng, tu phục của chúng ta mang một ý nghĩa nội tại: là dấu chỉ của chúng ta. Người Cha Chí Ái trở nên nguồn hứng khởi cho chúng ta liên quan đến thói quen mặc tu phục. Anh em hãy nhớ lại giai thoại trong cuộc đời của ngài: sau khi nghe đoạn Tin mừng về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng, ngài đã may cho mình một chiếc áo thụng dài, với chiếc dây làm thắt lưng. Chiếc áo thụng dài mang hình thánh giá có tác dụng bảo vệ ngài trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, giúp ngài có thêm động lực sống đời đền tội và đời hoán cải. Ngài cũng may chiếc áo thụng dài thô ráp, giúp bản thân duy trì lối sống giản dị và nghèo khó.[5]
Ngày hôm nay, chúng ta thử nghiệm xét xem những gì Giáo hội và trong kinh nghiệm thực hành linh đạo Phan sinh đã đề cập liên quan đến tu phục của đời sống thánh hiến, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tu phục biểu lộ cả giá trị bên ngoài và bên trong. Khi chúng ta mặc tu phục, chúng ta hãy tự nhủ với bản thân và với người khác rằng chúng ta đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và ước mong được nên một với Chúa Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh. Chiếc áo dòng biểu trưng lòng trung thành của chúng ta với Giáo hội và với Đấng kế vị thánh Phêrô; chúng ta tận hiến chính mình để thi hành sứ mạng Thiên Chúa mời gọi chúng ta. Nó còn bày tỏ quyết tâm của chúng ta trong việc sống Tin Mừng qua lời tuyên khấn: không có của riêng, khiết tịnh và vâng phục. Chiếc áo dòng còn là bảo chứng cho việc chúng ta sống đời đền tội, chấp nhận lao vào cuộc chiến đấu thiêng liêng và thuộc về Huynh đệ đoàn Phan sinh.[6]
Chúng ta nên biết rằng tại một số Hội Dòng, việc không mặc tu phục là một vấn đề rất phức tạp, và họ cần có sự chấp thuận của các bề trên của mình. Nhiều tu sĩ không tự cho phép bản thân mặc thường phục trong giờ giải lao, leo núi hay chơi thể thao. Cũng có một vài Hội Dòng chẳng bao giờ mặc tu phục và sống đời sống ẩn dật. Chúng ta là những tu sĩ Phan sinh đã lãnh nhận món quà quý giá là chiếc áo dòng thô ráp như một dấu chỉ, và lúc đó chúng ta cũng hoàn toàn tự do để khoác lấy tấm áo thô hèn ấy. Một mặt, chúng ta cần nhớ rằng: “Bộ râu không làm nên triết gia, chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”. Không phải vì chiếc áo dòng tạo nên người tu sĩ, mà là việc chúng ta sống căn tính ơn gọi của mình. Mặt khác, chính chúng ta và cả những người khác nữa nên nhận thức được điều mà tôi đã chứng kiến khi còn trẻ (như chia sẻ ở đầu). Trong hầu hết các trường hợp, chính chúng ta đưa ra quyết định “ở đâu” và “lúc nào” nên mặc tu phục. Đôi khi chính bộ tu phục xác định rõ ràng lối sống của anh em chúng ta tại những cộng đoàn đặc thù. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ dàng đánh mất “căn tính hèn mọn” với sự tự do kiểu này. Thực là một điều tai hại đối với việc mặc hay không mặc tu phục trong các cộng đoàn của anh em mà nó trở thành cơ sở để anh em xét đoán và lượng giá lẫn nhau.
Tôi nhớ lại thời Nhà Tập của mình, tất cả anh em chúng tôi đều nóng lòng để được khoác lên mình tấm áo dòng. Còn bây giờ, tôi nghĩ gì khi mặc chiếc áo dòng ấy? Tôi mặc áo dòng như thế nào, vào lúc nào và lý do để tôi mặc chiếc áo ấy? Ngay lúc này, tôi phải thay đổi điều gì? Tôi mời gọi anh em hãy dành thời gian suy niệm về chủ đề tôi vừa trình bày.
Chúng ta sử dụng rất nhiều dấu chỉ khác nhau trong đời sống hàng ngày. Và chúng là một phần trong cách cách chúng ta giao tiếp với nhau. Chúng cho phép chúng ta truyền tải những suy nghĩ và ý muốn của bản thân, đồng thời có thể hiểu được suy nghĩ của người khác. Vì thế, việc nắm bắt ý nghĩa của những dấu chỉ này trở nên rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng những dấu chỉ trong đời sống, chúng ta còn sử dụng những “dấu chỉ này” trong đời sống thiêng liêng. Chính Thiên Chúa – Đấng tạo nên những dấu chỉ hữu hình và ban cho chúng ta những dấu chỉ ấy nhằm cứu độ chúng ta.[2]
Chúng ta thường sử dụng rất nhiều dấu chỉ khác nhau trong đời sống. Vì tính thường hằng của dấu chỉ, chúng có thể tác động đến suy nghĩ của chúng ta ngay cả khi chúng ta không ý thức về nó, hoặc đối với chúng ta ý nghĩa của các dấu chỉ này có thể thay đổi. Tuy vậy, có một vài dấu chỉ vẫn giữ được tính mới mẻ của chúng và tác động mạnh mẽ trên nhận thức của chúng ta. Cũng nhiều dấu chỉ có thể trở nên tầm thường và đánh mất đi sức mạnh truyền tải thông điệp của nó. Chúng ta cũng phân loại cấp độ của dấu chỉ: dấu chỉ này quan trọng hơn dấu chỉ kia. Ngay cả ý nghĩa của các dấu chỉ cũng có thể phân loại cấp độ ý nghĩa khác nhau chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian. Một dấu chỉ có thể rất quan trọng trong quá khứ, nhưng ngày nay có thể không quan trọng và ngược lại. Ngay cả tu phục của chúng ta cũng tuân theo những cấp độ và ý nghĩa của các dấu chỉ như vậy.
Tu phục mà chúng ta đang mặc mang một dấu chỉ chắc chắn mà chúng ta không thể nghi ngờ. Các văn kiện của Giáo hội nhấn mạnh rằng: “Tu phục là dấu chỉ của sự thánh hiến, nghèo khó và là thành viên của một hội Dòng nhất định”.[3] Việc chúng ta mặc tu phục biểu lộ dấu chỉ bên ngoài với hàm ý dấn thân vì tha nhân. Hành động này quen thuộc như việc chúng ta đi nhờ xe. Khi đứng bên lề đường, chúng ta vẫy tay để ngoắc chiếc xe hơi dừng lại cho chúng ta đi nhờ. Việc này trở nên thuận lợi hơn nhiều nếu chúng ta mang trên mình bộ tu phục. Nhiều anh em nhận thấy bản thân làm việc mục vụ hiệu quả hơn khi mặc tu phục tại nơi làm việc. Nhiều anh em còn nói rằng việc mặc tu phục ví như lưỡi câu để chúng ta đi câu cá, từ đó xuất hiện thuật ngữ “câu cá”. Trong trường hợp này, việc mặc tu phục mang lại những lợi ích thiết thực. Chúng ta mặc tu phục khi thi hành sứ vụ tông đồ, truyền giáo, hoặc là để giới thiệu với mọi người về “căn tính hèn mọn” của chúng ta. Tuy vậy, chúng ta cũng nên nhận thức rõ ràng những mặt hạn chế của việc mặc tu phục. Khi mặc chiếc áo dòng, nó có thể khiến chúng ta cảm thấy vướng víu khi tham gia một số hoạt động nhất định. Nhiều anh em phản ứng không mấy tích cực liên quan đến việc mặc tu phục trong lúc sinh hoạt, và phản ứng này đôi khi khiến anh em thiếu nhẫn nại trong việc mặc tu phục. Cũng có một vài anh em hiểu chưa đúng về việc mặc tu phục. Ở một số quốc gia, thói quen mặc tu phục khiến anh em bị chế giễu hay bị bắt bớ.[4]
Tuy nhiên, trên tất cả chúng ta cần luôn ý thức rằng, tu phục của chúng ta mang một ý nghĩa nội tại: là dấu chỉ của chúng ta. Người Cha Chí Ái trở nên nguồn hứng khởi cho chúng ta liên quan đến thói quen mặc tu phục. Anh em hãy nhớ lại giai thoại trong cuộc đời của ngài: sau khi nghe đoạn Tin mừng về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng, ngài đã may cho mình một chiếc áo thụng dài, với chiếc dây làm thắt lưng. Chiếc áo thụng dài mang hình thánh giá có tác dụng bảo vệ ngài trong cuộc chiến đấu thiêng liêng, giúp ngài có thêm động lực sống đời đền tội và đời hoán cải. Ngài cũng may chiếc áo thụng dài thô ráp, giúp bản thân duy trì lối sống giản dị và nghèo khó.[5]
Ngày hôm nay, chúng ta thử nghiệm xét xem những gì Giáo hội và trong kinh nghiệm thực hành linh đạo Phan sinh đã đề cập liên quan đến tu phục của đời sống thánh hiến, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tu phục biểu lộ cả giá trị bên ngoài và bên trong. Khi chúng ta mặc tu phục, chúng ta hãy tự nhủ với bản thân và với người khác rằng chúng ta đã tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và ước mong được nên một với Chúa Kitô nghèo khó và chịu đóng đinh. Chiếc áo dòng biểu trưng lòng trung thành của chúng ta với Giáo hội và với Đấng kế vị thánh Phêrô; chúng ta tận hiến chính mình để thi hành sứ mạng Thiên Chúa mời gọi chúng ta. Nó còn bày tỏ quyết tâm của chúng ta trong việc sống Tin Mừng qua lời tuyên khấn: không có của riêng, khiết tịnh và vâng phục. Chiếc áo dòng còn là bảo chứng cho việc chúng ta sống đời đền tội, chấp nhận lao vào cuộc chiến đấu thiêng liêng và thuộc về Huynh đệ đoàn Phan sinh.[6]
Chúng ta nên biết rằng tại một số Hội Dòng, việc không mặc tu phục là một vấn đề rất phức tạp, và họ cần có sự chấp thuận của các bề trên của mình. Nhiều tu sĩ không tự cho phép bản thân mặc thường phục trong giờ giải lao, leo núi hay chơi thể thao. Cũng có một vài Hội Dòng chẳng bao giờ mặc tu phục và sống đời sống ẩn dật. Chúng ta là những tu sĩ Phan sinh đã lãnh nhận món quà quý giá là chiếc áo dòng thô ráp như một dấu chỉ, và lúc đó chúng ta cũng hoàn toàn tự do để khoác lấy tấm áo thô hèn ấy. Một mặt, chúng ta cần nhớ rằng: “Bộ râu không làm nên triết gia, chiếc áo dòng không làm nên thầy tu”. Không phải vì chiếc áo dòng tạo nên người tu sĩ, mà là việc chúng ta sống căn tính ơn gọi của mình. Mặt khác, chính chúng ta và cả những người khác nữa nên nhận thức được điều mà tôi đã chứng kiến khi còn trẻ (như chia sẻ ở đầu). Trong hầu hết các trường hợp, chính chúng ta đưa ra quyết định “ở đâu” và “lúc nào” nên mặc tu phục. Đôi khi chính bộ tu phục xác định rõ ràng lối sống của anh em chúng ta tại những cộng đoàn đặc thù. Tuy nhiên, chúng ta rất dễ dàng đánh mất “căn tính hèn mọn” với sự tự do kiểu này. Thực là một điều tai hại đối với việc mặc hay không mặc tu phục trong các cộng đoàn của anh em mà nó trở thành cơ sở để anh em xét đoán và lượng giá lẫn nhau.
Tôi nhớ lại thời Nhà Tập của mình, tất cả anh em chúng tôi đều nóng lòng để được khoác lên mình tấm áo dòng. Còn bây giờ, tôi nghĩ gì khi mặc chiếc áo dòng ấy? Tôi mặc áo dòng như thế nào, vào lúc nào và lý do để tôi mặc chiếc áo ấy? Ngay lúc này, tôi phải thay đổi điều gì? Tôi mời gọi anh em hãy dành thời gian suy niệm về chủ đề tôi vừa trình bày.
Fr. Pior Stanislawczyk, OFMConv.
Tổng thư ký đặc trách huấn luyện
[1] Hiến chương (2019), số 67,§2.
[2] Xc. Leon-Dufor X., Słownik teologii biblijnej, Poznań 1994, p. 1143.
[3] John Paul II, Apostolic Exhortation Vita Consecrata, Vatican City 1996, no. 25.
[4] Xc. Andrzej Derdziuk, OFM Cap., Szata świadectwa, Cracow 2003, pp. 23-26.
[5] Xc. 1 Cel 9: 22; FF 356.
[6] Xc. Adam Mączka, OFM Conv., “Habit Franciszka stanowił tunikę wyobrażającą krzyż” – studium historyczno-teologiczne na temat habitu franciszkańskiego, in “Nurcie Franciszkańskim” 26 (2019), pp. 14-25.