Là người đồng hương, tôi đã gặp Đức Giám mục BERGOGLIO tại Buenos Aires trong thời gian tôi cư trú tại thành phố này, từ năm 1996 đến năm 1997, khi ngài là Giám mục Phụ tá và phụ trách giáo phận nơi Tu viện của chúng tôi tọa lạc. Nhiều năm sau, từ năm 2007 đến năm 2015, tôi trở lại Buenos Aires trong chính tu viện ấy, với tư cách là Tỉnh Phục Vụ. Lúc đó Giám mục BERGOGLIO đã là Hồng y Tổng giám mục Jorge Mario. Sau đó, vào năm 2013, ngài bất ngờ được bầu làm Giám mục Rome và còn ngạc nhiên hơn nữa khi Ngài chon tước hiệu “Phanxicô”. Vài tuần sau khi Ngài được bầu làm Giáo hoàng, tôi đã đến Roma trong vai trò chủ tịch của FALC (Liên Hiệp Tỉnh vùng Mỹ Latinh). Là người Argentina, tôi có cơ hội tham dự các buổi Yết kiến chung và ngồi ở hàng ghế được gọi là “baciamano”, tức là hàng ghế đầu tiên, nơi Đức Giáo hoàng chào đón vào cuối buổi tiếp kiến.
Tôi đang chờ để chào ngài, nhưng khi Ngài đang đi về phía Ghế của mình, ngài đã nhìn thấy tôi và chào tôi bằng cách giơ ngón tay cái của bàn tay phải lên. Nhưng rồi, khoảnh khắc mong đợi cũng đã đến, Ngài ôm chào tôi và Ngài đã gọi tên tôi!
Có thể nói rằng tôi đã chứng kiến một sự thay đổi. Thực tế, khi cai quản Tổng giáo phận Buenos Aires, “Đức Hồng y đến từ tận cùng thế giới” không thích xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, cũng như không thích được chào đón ở các quảng trường. Ngài sợ bị nịnh hót. Tôi có thể nói rằng ngài thích được là “con người trước mặt Chúa” và không gì hơn. Sự chọn lựa kiên định này không có nghĩa lúc nào ngài cũng được yêu thích. Ngài là người nghiêm khắc và kín đáo, gần gũi với "những người nhỏ bé" và "nghiêm khắc" với những người quyền thế. Ngài là mục tử của đàn chiên, chứ không phải là “cảnh sát của quần chúng”. Ngài không bao giờ từ chối các lời thỉnh cầu gặp gỡ. Mỗi khi kết thúc Thánh lễ Truyền Dầu, ngài vẫn luôn ngồi tại chỗ để chào đón nồng nhiệt từng linh mục cư trú trong Tổng giáo phận, với con số lên tới hàng trăm người. Ngài không phải là hoàng tử, nhưng là một người cha.
Người ta đều biết, mặc dù là Tổng giám mục hay Hồng y, ngài vẫn không từ bỏ thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng của thành phố. Ngay cả trước khi diễn ra Mật nghị Hồng y, ngài đã đến Tu viện của chúng tôi bằng cách này.
Như ngài vẫn luôn yêu cầu các linh mục của mình giảng và phát biểu trước công chúng: ngắn gọn, sâu sắc. Ngài không nói nhiều, nhưng lời dạy của ngài lại rất thức thời. Ngài không dùng những lối nói hoa mỹ, và tính cách của ngài cũng vậy; Sự lựa chọn nhất quán không cho phép ngài lừa dối người khác hoặc lừa dối chính mình. Những việc làm của ngài không phô trương nhưng rất có ý nghĩa. Ngài chỉ là một cư dân bình thường của thành phố, nhưng lại được trao cho chức thánh. Trên thực tế, ngài chưa bao giờ là một giáo sĩ được “mặc” lễ phục long trọng.
Tôi nhớ khi ngài đã xây một trong những nhà thờ hiện đại đẹp nhất thành phố gần Tu viện của chúng tôi, trong một khu phố nghèo và nổi tiếng. Ngài là một Hồng y như một người “cha”, sẵn sàng trao cuộc sống cho con cái mình, chứ không phải là một người theo chủ nghĩa gia trưởng. Ngài thích đi sâu vào chi tiết hơn là tỏa sáng trên sân khấu; ngài thích được theo hình mẫu Phúc Âm hơn là chạy theo sự nổi tiếng. Ngài không cố gắng làm hài lòng bất cứ ai; ngài là một người cha.
Bất kỳ lúc nào tôi muốn nói chuyện qua điện thoại với “Đức Hồng y Buenos Aires”, tôi chỉ cần đặt lịch với nhân viên lễ tân của Tòa Tổng giám mục và chỉ hai hoặc ba phút sau, tôi sẽ nhận được cuộc gọi từ “BERGOGLIO”. Và mỗi lần tôi gửi lời chúc mừng Giáng sinh hoặc Phục sinh tới Đức Tổng giám mục Buenos Aires, thì y như rằng, một lời cảm ơn được viết tay sẽ được gửi đến Tu viện của chúng tôi. Ngài không cố tỏ ra tử tế, nhưng muốn tỏ ra chu đáo.
Năm 2010, ngài đã nhận lời mời của tôi chủ sự Thánh lễ trong Hội nghị của Dòng được tổ chức tại thành phố Pilar, Argentina. Lần đó, ngài đến “cách thầm lặng” và chủ sự “cách thầm lặng”. Ngài không dùng bữa cùng chúng tôi ở bàn chính mà xuống bếp với những người làm bếp. Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc trước sự giản dị ấy. Nhưng hôm nay tôi hiểu rằng ngài không thích bị tìm đến chỉ vì ngài là Hồng y, và ngài để lại danh hiệu này để dành tặng cho những con người bé mọn hoặc chỉ ra cho "những người quyền lực" thấy sự bất nhất hoặc bất công của họ. BERGOGLIO luôn đến thăm các nhà tù, cử hành thánh lễ tại các quảng trường để thu hút cư dân đường phố hoặc những người làm việc trên đường phố vào ban đêm. Thông điệp của ngài không nhẹ nhàng và quyết định của ngài rất kiên quyết.
Tuy nhiên, Tôi là nhân chứng cho sự thay đổi khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Chúng ta hãy nói rõ ràng; đó là sự thay đổi trong phong cách giao tiếp và mục vụ của ngài. Với tư cách là Giáo hoàng, BERGOGLIO không còn chỉ là người trả lời nhẹ nhàng hay là người mở cửa, mà là người đến gặp bạn; không chỉ là một mục tử tận tụy với đàn chiên, mà còn là người đã nhìn thấy bạn và nhận ra bạn từ xa.
Ngày 17 tháng 6 năm 2019, ngay sau khi tôi được bầu làm Tổng Phục vụ, nghị viên Tổng Tu nghị của chúng tôi đã có một buổi yết kiến ngài vượt ngoài nghi thức: khi bước vào Hội trường Clementine, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thay vì đi về phía Ghế của ngài, đã tiến về phía tôi và ôm tôi.
Tạ ơn Chúa, tôi đã có thể ôm ngài và xưng hô thân mật với ngài nhiều lần, đúng như ước muốn của ngài. Triều đại của Đức Giáo hoàng Phanxicô luôn nhất quán với các nguyên tắc và giá trị truyền giáo vốn luôn là đặc nét về ngài. Nhưng ngài biết cách tái tạo và thay đổi bản thân. Tôi tin rằng ngài đã nội tâm hóa sâu sắc ý nghĩa của Lòng thương xót đến nỗi các cử chỉ của ngài không chỉ trở nên giống như của một người cha, mà còn giống như của một người mẹ và một người anh. Ngài không còn tiếc một nụ cười, càng bớt đi "dấu hiệu" mạnh mẽ và đầy ý tứ. Ngài đã nói qua các dấu chỉ, quyết định với khả năng định hướng và dự phóng tương lai. Ngài không chỉ muốn duy trì tính nhất quán với các lựa chọn sống và loan báo Tin Mừng của mình, mà còn muốn đề xướng nó cho Giáo hội và thế giới. Ngài đã trở thành biểu tượng về cái nhìn của riêng ngài về thế giới và đức tin.
Tôi sẽ không bao giờ quên được những cuộc gặp gỡ với ngài, những cuộc điện thoại Ngài trả lời tôi, những tin nhắn viết tay, sẵn sàng tiếp đón và lắng nghe tôi, cũng như kịp thời giải quyết bất cứ vấn đề gì ngài có thể làm.
Ngài như một người cha, một người mẹ và một người anh đối với tôi. Đó là những gì tôi cảm nghiệm về ngài - Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tổng Phục Vụ Carlos A. Trovarelli
(Nguồn: https://www.ofmconv.net/i-miei-ricordi-di-papa-francesco/)
Tôi đang chờ để chào ngài, nhưng khi Ngài đang đi về phía Ghế của mình, ngài đã nhìn thấy tôi và chào tôi bằng cách giơ ngón tay cái của bàn tay phải lên. Nhưng rồi, khoảnh khắc mong đợi cũng đã đến, Ngài ôm chào tôi và Ngài đã gọi tên tôi!
Có thể nói rằng tôi đã chứng kiến một sự thay đổi. Thực tế, khi cai quản Tổng giáo phận Buenos Aires, “Đức Hồng y đến từ tận cùng thế giới” không thích xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo, cũng như không thích được chào đón ở các quảng trường. Ngài sợ bị nịnh hót. Tôi có thể nói rằng ngài thích được là “con người trước mặt Chúa” và không gì hơn. Sự chọn lựa kiên định này không có nghĩa lúc nào ngài cũng được yêu thích. Ngài là người nghiêm khắc và kín đáo, gần gũi với "những người nhỏ bé" và "nghiêm khắc" với những người quyền thế. Ngài là mục tử của đàn chiên, chứ không phải là “cảnh sát của quần chúng”. Ngài không bao giờ từ chối các lời thỉnh cầu gặp gỡ. Mỗi khi kết thúc Thánh lễ Truyền Dầu, ngài vẫn luôn ngồi tại chỗ để chào đón nồng nhiệt từng linh mục cư trú trong Tổng giáo phận, với con số lên tới hàng trăm người. Ngài không phải là hoàng tử, nhưng là một người cha.
Người ta đều biết, mặc dù là Tổng giám mục hay Hồng y, ngài vẫn không từ bỏ thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng của thành phố. Ngay cả trước khi diễn ra Mật nghị Hồng y, ngài đã đến Tu viện của chúng tôi bằng cách này.
Như ngài vẫn luôn yêu cầu các linh mục của mình giảng và phát biểu trước công chúng: ngắn gọn, sâu sắc. Ngài không nói nhiều, nhưng lời dạy của ngài lại rất thức thời. Ngài không dùng những lối nói hoa mỹ, và tính cách của ngài cũng vậy; Sự lựa chọn nhất quán không cho phép ngài lừa dối người khác hoặc lừa dối chính mình. Những việc làm của ngài không phô trương nhưng rất có ý nghĩa. Ngài chỉ là một cư dân bình thường của thành phố, nhưng lại được trao cho chức thánh. Trên thực tế, ngài chưa bao giờ là một giáo sĩ được “mặc” lễ phục long trọng.
Tôi nhớ khi ngài đã xây một trong những nhà thờ hiện đại đẹp nhất thành phố gần Tu viện của chúng tôi, trong một khu phố nghèo và nổi tiếng. Ngài là một Hồng y như một người “cha”, sẵn sàng trao cuộc sống cho con cái mình, chứ không phải là một người theo chủ nghĩa gia trưởng. Ngài thích đi sâu vào chi tiết hơn là tỏa sáng trên sân khấu; ngài thích được theo hình mẫu Phúc Âm hơn là chạy theo sự nổi tiếng. Ngài không cố gắng làm hài lòng bất cứ ai; ngài là một người cha.
Bất kỳ lúc nào tôi muốn nói chuyện qua điện thoại với “Đức Hồng y Buenos Aires”, tôi chỉ cần đặt lịch với nhân viên lễ tân của Tòa Tổng giám mục và chỉ hai hoặc ba phút sau, tôi sẽ nhận được cuộc gọi từ “BERGOGLIO”. Và mỗi lần tôi gửi lời chúc mừng Giáng sinh hoặc Phục sinh tới Đức Tổng giám mục Buenos Aires, thì y như rằng, một lời cảm ơn được viết tay sẽ được gửi đến Tu viện của chúng tôi. Ngài không cố tỏ ra tử tế, nhưng muốn tỏ ra chu đáo.
Năm 2010, ngài đã nhận lời mời của tôi chủ sự Thánh lễ trong Hội nghị của Dòng được tổ chức tại thành phố Pilar, Argentina. Lần đó, ngài đến “cách thầm lặng” và chủ sự “cách thầm lặng”. Ngài không dùng bữa cùng chúng tôi ở bàn chính mà xuống bếp với những người làm bếp. Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc trước sự giản dị ấy. Nhưng hôm nay tôi hiểu rằng ngài không thích bị tìm đến chỉ vì ngài là Hồng y, và ngài để lại danh hiệu này để dành tặng cho những con người bé mọn hoặc chỉ ra cho "những người quyền lực" thấy sự bất nhất hoặc bất công của họ. BERGOGLIO luôn đến thăm các nhà tù, cử hành thánh lễ tại các quảng trường để thu hút cư dân đường phố hoặc những người làm việc trên đường phố vào ban đêm. Thông điệp của ngài không nhẹ nhàng và quyết định của ngài rất kiên quyết.
Tuy nhiên, Tôi là nhân chứng cho sự thay đổi khi ngài được bầu làm giáo hoàng. Chúng ta hãy nói rõ ràng; đó là sự thay đổi trong phong cách giao tiếp và mục vụ của ngài. Với tư cách là Giáo hoàng, BERGOGLIO không còn chỉ là người trả lời nhẹ nhàng hay là người mở cửa, mà là người đến gặp bạn; không chỉ là một mục tử tận tụy với đàn chiên, mà còn là người đã nhìn thấy bạn và nhận ra bạn từ xa.
Ngày 17 tháng 6 năm 2019, ngay sau khi tôi được bầu làm Tổng Phục vụ, nghị viên Tổng Tu nghị của chúng tôi đã có một buổi yết kiến ngài vượt ngoài nghi thức: khi bước vào Hội trường Clementine, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thay vì đi về phía Ghế của ngài, đã tiến về phía tôi và ôm tôi.
Tạ ơn Chúa, tôi đã có thể ôm ngài và xưng hô thân mật với ngài nhiều lần, đúng như ước muốn của ngài. Triều đại của Đức Giáo hoàng Phanxicô luôn nhất quán với các nguyên tắc và giá trị truyền giáo vốn luôn là đặc nét về ngài. Nhưng ngài biết cách tái tạo và thay đổi bản thân. Tôi tin rằng ngài đã nội tâm hóa sâu sắc ý nghĩa của Lòng thương xót đến nỗi các cử chỉ của ngài không chỉ trở nên giống như của một người cha, mà còn giống như của một người mẹ và một người anh. Ngài không còn tiếc một nụ cười, càng bớt đi "dấu hiệu" mạnh mẽ và đầy ý tứ. Ngài đã nói qua các dấu chỉ, quyết định với khả năng định hướng và dự phóng tương lai. Ngài không chỉ muốn duy trì tính nhất quán với các lựa chọn sống và loan báo Tin Mừng của mình, mà còn muốn đề xướng nó cho Giáo hội và thế giới. Ngài đã trở thành biểu tượng về cái nhìn của riêng ngài về thế giới và đức tin.
Tôi sẽ không bao giờ quên được những cuộc gặp gỡ với ngài, những cuộc điện thoại Ngài trả lời tôi, những tin nhắn viết tay, sẵn sàng tiếp đón và lắng nghe tôi, cũng như kịp thời giải quyết bất cứ vấn đề gì ngài có thể làm.
Ngài như một người cha, một người mẹ và một người anh đối với tôi. Đó là những gì tôi cảm nghiệm về ngài - Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Tổng Phục Vụ Carlos A. Trovarelli
(Nguồn: https://www.ofmconv.net/i-miei-ricordi-di-papa-francesco/)