Thánh Phan-xi-cô đã cầu xin Chúa hai điều: Một là cho ngài trải nghiệm hết nỗi đau khổ mà Chúa Ki-tô đã chịu trên Thập Giá; hai là để ngài cảm thấu chính tình yêu đã khiến Chúa chịu các đau khổ đó. Phanxi-cô hoàn toàn biến đổi sau khi nhận lãnh các Dấu Thánh, điều ấy đã để lại nơi trái tim ngài ngọn lửa kỳ diệu suốt phần đời còn lại của ngài. Thánh Bonaventure kể lại trong tác phẩm của ngài rằng thánh Phan-xi-cô “được Chúa quan phòng dẫn đến một nơi cao gọi là núi La Verna” (FAED II, Ch.12). Hai năm trước khi qua đời, theo thói quen, ngài dành 40 ngày chay tịnh để tôn vinh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae. Thánh Phan-xi-cô đã “cảm nghiệm dồi dào hơn mức bình thường sự ngọt ngào của những lần chiêm niệm về thiên đàng” (FAED II, Ch. 12). Vào ngày lễ Suy tôn Thánh Giá, khi đang cầu nguyện trên đỉnh La Verna, Phan-xi-cô thấy một thiên thần sốt mến với sáu cánh rực lửa, uy nghi bay xuống từ Thiên Đàng. Thánh Bonaventura ghi lại rằng, khi thị kiến vừa biến mất, bỗng xuất hiện nơi trái tim của thánh nhân ngọn lửa kì diệu và cùng các dấu tích được in sâu trên thần thể ngài không kém phần kì diệu. Các Dấu tích của Đức Ki-tô chịu đóng đinh giờ đây được in vào thân thể Phan-xicô và dấu tích tình yêu đó của Chúa Ki-tô đã tỏ lộ hữu hình cho thánh nhân và những người ở gần ngài đều thấy. Dưới đây là những điều rút ra từ kinh nghiệm của thánh Phan-xi-cô, có lẽ sẽ giúp ích cho mỗi chúng ta trên hành trình hướng đến sự thánh thiện.
ĐƯỢC GHI DẤU
Được ghi dấu bởi tình yêu của Người Yêu Dấu. Thánh Bonaventura cho chúng ta thấy thánh Phan-xi-cô đã quen với việc không ngừng nâng tâm hồn mình lên trong cầu nguyện. Người ta luôn thấy ngài cầu nguyện, luôn tìm kiếm nơi cô tịch tĩnh lặng để chìm đắm trong cầu nguyện. Ngài luôn đặt mình sẵn sàng trước mặt Chúa với khao khát mãnh liệt được Thiên Chúa biến đổi. Ngài cầu nguyện với niềm vui và tình yêu trọn hảo, chính vì điều này mà các vết thương của Đức Ki-tô được khắc sâu trong ngài. Điều kì diệu là Thiên Chúa muốn ghi khắc dấu tích của Người nơi mỗi chúng ta, Người muốn dõi theo chúng ta bằng tình yêu của Người và đáp trả lại lòng khao khát của chúng ta. Các dấu thánh không chỉ là dấu tích vật chất nhưng còn là dấu ấn không thể xóa nhòa, không phai mờ và tồn tại mãi của tình yêu và sự hiệp nhất. Thử thách là phương tiện Thiên Chúa dùng để biến đổi chúng ta như Ngài đã thực hiện nơi thánh Phan-xi-cô. Nếu chúng ta chưa được như vậy, chúng ta hãy cho Thiên Chúa cơ hội ghi dấu tích của Ngài nơi mình, và tin rằng nhờ dấu tích ấy, cuộc đời chúng ta sẽ tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa, và dấu tích chứng tỏ chúng ta là môn đệ của Ngài. Với dấu tích tình yêu, chúng ta bước vào tương quan với Đức Kitô trong cầu nguyện.
NHÌN LÊN ĐỨC KI-TÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH
Khi thánh Phan-xi-cô chứng kiến vị thiện thần sốt mến, ngài lập tức nhận ra hình dáng của một người đang chịu đóng đinh. Tay và chân người ấy dang ra trên hình thánh giá. Trước cảnh tượng này, ngài biết rằng mình sẽ được biến đổi để nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô chịu đóng đinh, không phải bằng cái chết nhưng bằng ngọn lửa đang bừng cháy trong tâm hồn. Thánh Phan-xi-cô đã luôn chiêm ngắm Đấng chịu đóng đinh và sự chiêm ngắm đó đã làm cho ngài được biến đổi. Khi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta nhận ra một vị Thiên Chúa nghèo khó và khiêm nhường, Đấng là mẫu gương trọn hảo của sự khiêm nhường. Việc chúng ta chiêm ngắm là một sự mở ra cho Thiên Chúa để Ngài ôm lấy trái tim của chúng ta, nhờ đó chúng ta cũng được chính thần khí sốt mến của Thiên Chúa biến đổi. Đó là lời mời gọi gặp gỡ Thiên Chúa không chỉ trên thập giá nhưng còn trong đau khổ của chúng ta. Bằng sự chiêm ngắm này, chúng ta có được sự nối kết thực sự với người nghèo, với người đau khổ và những người bị tổn thương trong xã hội. Đó cũng là sự kết nối với chính con người chúng ta, là những người phải chết và đổ vỡ do ảnh hưởng của tội lỗi. Ở cả hai chiều, việc nhìn ngắm Đức Ki-tô chịu đóng đinh giúp ta biến đổi hoàn toàn khi tự biết ra khỏi chính mình và bước vào thế giới của người nghèo, người bị tổn thương, đau khổ và thấp kém với tình yêu. Đây là điều thánh Phan-xi-cô đã làm. Và cũng chính là điều Đức Ki-tô đã làm.
“Trong vết thương sâu thẳm của con, con nhìn thấy vinh quang của Ngài và vinh quang ấy làm con choáng ngợp”. Thánh Âu-tinh.
NHÌN LÊN THẬP GIÁ
Trong kinh nghiệm của Thánh Phanxicô với vị thiên thần sốt mến sáu cánh, ngài không chỉ thấy một người bị đóng đinh mà còn thấy một người đang bị kéo căng ra bởi thập giá. Suốt cuộc đời thánh Phan-xi-cô và ngay cả trong linh đạo Phan Sinh ngày nay, thập giá luôn là nguồn mạch của việc cầu nguyện liên lỉ. Phan-xi-cô thể hiện một tình yêu sâu đậm với thập giá và đối với ngài, đó là lời nhắc nhở biến cố Chúa Ki-tô nói chuyện với ngài tại nhà nguyện Damiano. Đối với chúng ta, thập giá là nơi chúng ta gặp thấy tình yêu Thiên Chúa, thập giá cho ta thấy sự Phục Sinh và chân lý rằng ngay cả phía sau cái chết khủng khiếp và đau đớn nhất, Thiên Chúa vẫn chiến thắng khải hoàn. Gương mẫu thập giá dạy chúng ta rằng dù sự chết, hỗn loạn hay bạo lực vẫn tiếp diễn, thì vinh quang, ân sủng và bình an vẫn hiện hữu. Thập giá nhắc nhớ ta rằng Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta. Thánh Bonaventura nói rằng, thập giá là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, và chính khi sự sống của chúng ta ôm lấy thập giá, nó sẽ dẫn chúng ta đến hạnh phúc mà chúng ta hằng mong ước. Khi chúng ta nhớ đến các Dấu thánh của thánh Phan-xi-cô, ước gì chúng ta nhớ rằng Đức Kitô luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta và ước ao chúng ta bước vào vinh quang vĩnh cửu với Ngài. Ngài ghi dấu tích nơi chúng ta và mời gọi chúng ta đến với Ngài để chúng ta được biến đổi như thánh Phan-xi-cô.
“Chúa Ki-tô trên thập giá cúi đầu chờ đợi chúng ta là để hôn chúng ta; cánh tay Ngài dang rộng để ôm lấy chúng ta, bàn tay Ngài mở rộng để làm cho chúng ta trở nên giàu có; thân xác ngài rộng mở để hiến thân trọn vẹn cho chúng ta; chân Ngài bị đóng đinh để Ngài luôn ở đó, cạnh sườn Ngài rộng mở vì chúng ta để cho chúng ta nương ẩn trong đó”. Thánh Bonaventura.
Được ghi dấu bởi tình yêu của Người Yêu Dấu. Thánh Bonaventura cho chúng ta thấy thánh Phan-xi-cô đã quen với việc không ngừng nâng tâm hồn mình lên trong cầu nguyện. Người ta luôn thấy ngài cầu nguyện, luôn tìm kiếm nơi cô tịch tĩnh lặng để chìm đắm trong cầu nguyện. Ngài luôn đặt mình sẵn sàng trước mặt Chúa với khao khát mãnh liệt được Thiên Chúa biến đổi. Ngài cầu nguyện với niềm vui và tình yêu trọn hảo, chính vì điều này mà các vết thương của Đức Ki-tô được khắc sâu trong ngài. Điều kì diệu là Thiên Chúa muốn ghi khắc dấu tích của Người nơi mỗi chúng ta, Người muốn dõi theo chúng ta bằng tình yêu của Người và đáp trả lại lòng khao khát của chúng ta. Các dấu thánh không chỉ là dấu tích vật chất nhưng còn là dấu ấn không thể xóa nhòa, không phai mờ và tồn tại mãi của tình yêu và sự hiệp nhất. Thử thách là phương tiện Thiên Chúa dùng để biến đổi chúng ta như Ngài đã thực hiện nơi thánh Phan-xi-cô. Nếu chúng ta chưa được như vậy, chúng ta hãy cho Thiên Chúa cơ hội ghi dấu tích của Ngài nơi mình, và tin rằng nhờ dấu tích ấy, cuộc đời chúng ta sẽ tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa, và dấu tích chứng tỏ chúng ta là môn đệ của Ngài. Với dấu tích tình yêu, chúng ta bước vào tương quan với Đức Kitô trong cầu nguyện.
NHÌN LÊN ĐỨC KI-TÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH
Khi thánh Phan-xi-cô chứng kiến vị thiện thần sốt mến, ngài lập tức nhận ra hình dáng của một người đang chịu đóng đinh. Tay và chân người ấy dang ra trên hình thánh giá. Trước cảnh tượng này, ngài biết rằng mình sẽ được biến đổi để nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô chịu đóng đinh, không phải bằng cái chết nhưng bằng ngọn lửa đang bừng cháy trong tâm hồn. Thánh Phan-xi-cô đã luôn chiêm ngắm Đấng chịu đóng đinh và sự chiêm ngắm đó đã làm cho ngài được biến đổi. Khi nhìn lên Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta nhận ra một vị Thiên Chúa nghèo khó và khiêm nhường, Đấng là mẫu gương trọn hảo của sự khiêm nhường. Việc chúng ta chiêm ngắm là một sự mở ra cho Thiên Chúa để Ngài ôm lấy trái tim của chúng ta, nhờ đó chúng ta cũng được chính thần khí sốt mến của Thiên Chúa biến đổi. Đó là lời mời gọi gặp gỡ Thiên Chúa không chỉ trên thập giá nhưng còn trong đau khổ của chúng ta. Bằng sự chiêm ngắm này, chúng ta có được sự nối kết thực sự với người nghèo, với người đau khổ và những người bị tổn thương trong xã hội. Đó cũng là sự kết nối với chính con người chúng ta, là những người phải chết và đổ vỡ do ảnh hưởng của tội lỗi. Ở cả hai chiều, việc nhìn ngắm Đức Ki-tô chịu đóng đinh giúp ta biến đổi hoàn toàn khi tự biết ra khỏi chính mình và bước vào thế giới của người nghèo, người bị tổn thương, đau khổ và thấp kém với tình yêu. Đây là điều thánh Phan-xi-cô đã làm. Và cũng chính là điều Đức Ki-tô đã làm.
“Trong vết thương sâu thẳm của con, con nhìn thấy vinh quang của Ngài và vinh quang ấy làm con choáng ngợp”. Thánh Âu-tinh.
NHÌN LÊN THẬP GIÁ
Trong kinh nghiệm của Thánh Phanxicô với vị thiên thần sốt mến sáu cánh, ngài không chỉ thấy một người bị đóng đinh mà còn thấy một người đang bị kéo căng ra bởi thập giá. Suốt cuộc đời thánh Phan-xi-cô và ngay cả trong linh đạo Phan Sinh ngày nay, thập giá luôn là nguồn mạch của việc cầu nguyện liên lỉ. Phan-xi-cô thể hiện một tình yêu sâu đậm với thập giá và đối với ngài, đó là lời nhắc nhở biến cố Chúa Ki-tô nói chuyện với ngài tại nhà nguyện Damiano. Đối với chúng ta, thập giá là nơi chúng ta gặp thấy tình yêu Thiên Chúa, thập giá cho ta thấy sự Phục Sinh và chân lý rằng ngay cả phía sau cái chết khủng khiếp và đau đớn nhất, Thiên Chúa vẫn chiến thắng khải hoàn. Gương mẫu thập giá dạy chúng ta rằng dù sự chết, hỗn loạn hay bạo lực vẫn tiếp diễn, thì vinh quang, ân sủng và bình an vẫn hiện hữu. Thập giá nhắc nhớ ta rằng Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta. Thánh Bonaventura nói rằng, thập giá là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, và chính khi sự sống của chúng ta ôm lấy thập giá, nó sẽ dẫn chúng ta đến hạnh phúc mà chúng ta hằng mong ước. Khi chúng ta nhớ đến các Dấu thánh của thánh Phan-xi-cô, ước gì chúng ta nhớ rằng Đức Kitô luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta và ước ao chúng ta bước vào vinh quang vĩnh cửu với Ngài. Ngài ghi dấu tích nơi chúng ta và mời gọi chúng ta đến với Ngài để chúng ta được biến đổi như thánh Phan-xi-cô.
“Chúa Ki-tô trên thập giá cúi đầu chờ đợi chúng ta là để hôn chúng ta; cánh tay Ngài dang rộng để ôm lấy chúng ta, bàn tay Ngài mở rộng để làm cho chúng ta trở nên giàu có; thân xác ngài rộng mở để hiến thân trọn vẹn cho chúng ta; chân Ngài bị đóng đinh để Ngài luôn ở đó, cạnh sườn Ngài rộng mở vì chúng ta để cho chúng ta nương ẩn trong đó”. Thánh Bonaventura.
Nguồn: capuchins.org
Chuyển dịch : BTT Phụ Tỉnh